Sunday, November 2, 2014

Hoạn quan thỏa mãn nhu cầu sinh lý như thế nào?





Từ xưa, chuyện hoạn quan dâm loạn chốn hậu cung không phải là hiếm. Từ chuyện Lao Ái dâm loạn với Thái hậu Triệu Cơ cho tới chuyện tình An Đức Hải với Từ Hy Thái hậu đều là những câu chuyện tình lừng danh chốn hậu cung của thái giám.

 

Tuy nhiên, số hoạn quan có được may mắn như Lao Ái và An Đức Hải chỉ là thiểu số. Còn hàng ngàn vạn hoạn quan khác, họ làm cách nào để thỏa mãn nhu cầu sinh lý của mình?

1. Những người hầu là nam giới, một khi được đưa vào cung cấm bao giờ cũng phải trải qua quá trình cắt bỏ tinh hoàn nhằm đảm bảo họ không còn năng lực của đàn ông để có thể thể gây ra những chuyện phiền toái trong chốn hậu cung hàng ngàn mỹ nữ.


Những người này được người ta gọi là hoạn quan. Vì vậy, lâu nay khi nhắc tới hoạn quan người ta thường nghĩ tới những người khiếm khuyết bộ phận sinh dục, ẻo lả và không có khả năng phòng the.

Tuy nhiên, những bí sử lại cho thấy, dù không còn năng lực tính dục, song hoạn quan vẫn có những nhu cầu nhất định trong chuyện nam nữ.

Về mặt sinh lý, mặc dù khiếm khuyết bộ phận sinh dục nhưng tuyến sinh dục ở họ vẫn còn và vẫn tiết ra hóc-môn sinh dục.

Đây có lẽ là nguyên nhân khiến họ vẫn có nhu cầu tính dục. Từ góc độ tâm lý, trong hậu cung, do thân phận đặc thù của các hoạn quan, những chuyện ái ân, ân ái giữa Hoàng đế và các hậu phi dường như không cần phải né tránh họ.

Điều này dễ tạo nên các kích thích về mặt tâm lý, tạo ra các dục vọng thể xác đối với các hoạn quan.

Từ góc độ nào đó, tâm lý này ở các hoạn quan còn mạnh mẽ hơn hẳn người thường do chỗ họ không được thỏa mãn các nhu cầu sinh lý. Đây là tâm lý mà người ta gọi là “người điếc thì thích nghe còn người mù thì thích nhìn thấy ánh sáng”.

Sử sách từ trước tới nay ghi chép về cuộc sống của các hoạn quan không nhiều.

Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, những mối quan hệ tính dục hỗn loạn trong chốn hậu cung xưa có liên quan rất lớn tới các hoạn quan.

Điều này thể hiện ở hai phương diện: Một mặt, là mối quan hệ đồng tính luyến ái giữa Hoàng đế, các ông chủ hậu cung với các hoạn quan. Trước nay, những câu chuyện tình đồng tính giữa Hoàng đế và các hoạn quan không phải hiếm.
 





 
Từ vua Vệ Linh Công thời Xuân Thu cho tới ông vua Càn Long nổi tiếng thời nhà Thanh đều có những người tình nổi tiếng xuất thân từ hoạn quan.

Mặt khác, đó là mối quan hệ “vượt rào” giữa hoạn quan và các hậu phi trong hậu cung, những người luôn thiếu thốn sự đáp ứng các nhu cầu sinh lý.

Tuy nhiên, điều đáng nói là dù là trong mối quan hệ với Hoàng đế hay các hậu phi thì những người hoạn quan có được may mắn này không hề nhiều.

Vậy hàng ngàn vạn hoạn quan khác làm cách nào để thỏa mãn nhu cầu tính dục của mình?

Lần giở lại các tài liệu chính sử, có thể khẳng định, đối tượng mà hoạn quan tìm đến để thỏa mãn nhu cầu có ba loại chủ yếu: Một là các ca nữ, hai là cung nữ và ba là vợ của những người yếu thế hoặc bị họ khống chế.

Dù người ta vẫn cho đây là những mối quan hệ bất bình thường song trên thực tế nó lại tồn tại thật.

Những câu chuyện về mối quan hệ tính dục giữa các hoạn quan trong hậu cung và ba loại đối tượng này hoàn toàn không hiếm trong sử sách.

2. Sử liệu được tìm thấy nhiều nhất chính là những cuốn sách ghi chép về mối quan hệ đặc biệt giữa hoạn quan và các kỹ nữ.

Trong phần “Hoạn quan truyện” của sách “Tống sử” (Sử nhà Tống) có chép chuyện một hoạn quan tên là Lâm Ức sau khi cáo lão về quê đã quyết định nuôi một kỹ nữ tên là Doanh Lợi để “bầu bạn” những năm cuối đời.

Một truyện khác lại chém, một hoạn quan tên là Trần Nguyên do phạm tội trong hậu cung bị biếm chức.

Tuy nhiên, sau đó Trần Nguyên vẫn chứng nào tật nấy, mang cả kỹ nữ vào nơi làm việc để dâm loạn.

Nhiều người sau đó đã nghi ngờ rằng, Trần Nguyên có thể trăng hoa với gái lầu xanh thì không thể là một hoạn quan hoàn toàn được.

Đến thời nhà Minh, sử sách cũng ghi lại rất nhiều trường hợp hoạn quan là “bạn thân” với các kỹ nữ. Thậm chí có nhiều hoạn quan còn công khai lấy kỹ nữ về làm vợ.






 
Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, thời kỳ nhà Minh là thời kỳ hoạn quan có quyền lực nhất, do vậy cũng có thu nhập cao nhất.

Do vậy, rất nhiều kỹ nữ ở kinh thành thời bấy giờ sẵn sàng “cam tâm tình nguyện” qua lại với các hoạn quan.

Tuy nhiên, do hoạn quan thời bấy giờ thế lực rất lớn, thành ra rất nhiều hoạn quan ỷ thế ức hiếp dân thường, tới lầu xanh vui chơi rồi không trả tiền mà quay về cung.

Thế nên, trong lịch sử mới ghi lại câu chuyện thú vị về việc kỹ nữ xông vào tận cung cấm đòi tiền “tình phí” của hoạn quan.

Chuyện kể rằng vào những năm dưới thời vua Vạn Lịch nhà Minh, trong cung người ta tra ra một người phụ nữ giả nam vào cung làm thái giám. Sau khi tra hỏi, người phụ nữ này mới khai ra sự thật.

Hóa ra, cô ta vốn là một kỹ nữ trong kinh thành, qua lại với một hoạn quan trong cung đã lâu.

Tuy nhiên, gần đây viên hoạn quan này không trả tiền vui vẻ cho cô ta nữa, rồi trốn luôn trong cung không chịu ló mặt ra ngoài nữa. Không còn cách nào khác, cô kỹ nữ bèn giả làm nam giới vào cung để đòi “tình phí”.

3. Cung nữ, những người luôn phải chịu cảnh chăn đơn gối chiếc trong cung cấm cũng trở thành một đối tượng tìm tới của các hoạn quan.

Trong vở kịch “Điện trường sinh” thời nhà Nguyên có miêu tả lại cảnh các cung nữ và thái giám cùng nhau xem trộm cảnh Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi cùng tắm chung.

Theo miêu tả của vở kịch này thì khi hai cung nữ đang nhìn trộm Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi tắm thì bị một thái giám bước tới từ phía sau trêu chọc: “Hai chị xem thật là vui vẻ nhỉ, hãy để cho tôi xem cùng với nào”.

Hai cung nữ bị bắt quả tang, giật mình quay lại nói: “Chúng tôi hầu nương nương tắm thì có gì mà vui vẻ?”

Viên thái giám cười nói: “Chỉ sợ các chị không phải hầu nương nương tắm mà là đứng đây để nhìn trộm hoàng thượng thôi!” Màn kịch này cho thấy, trong chốn cấm cung, khi hàng ngàn vạn người phụ nữ chỉ trông chờ “ơn mưa móc” của một mình Hoàng đế, thì khát vọng được thỏa mãn nhu cầu sinh lý ở họ là rất lớn.

 Do vậy, việc các cung nữ tuổi mới mười sáu đôi mươi, đang độ tuổi tràn đầy sức sống lại phải sống trong cung cấm, cả ngày phục dịch, không được gặp cha mẹ, cũng chẳng được tâm sự cùng người trong mộng tìm tới các thái giám để thỏa mãn nhu cầu ái ân cũng là chuyện hợp tình hợp lý.

Mặc dù mối quan hệ giữa hoạn quan với kỹ nữ hay các cung nữ dù có chút dị thường, xong vẫn được nhiều người đồng tình. Bởi lẽ, xét đến cùng, hoạn quan, cung nữ hay kỹ nữ đều là những người có hoàn cảnh bi đát nhất trong xã hội phong kiến.

Một người bị cắt bỏ bộ phận sinh dục, mất đi khả năng đàn ông, một người bị bắt khỏi gia đình vào cung phục dịch quanh năm, còn một người thì phải bán thân nuôi miệng.

Việc họ vì lý do này hay lý do khác tìm đến với nhau dẫu sao vẫn là đáng thương hơn là đáng trách.

Ngược lại, việc các hoạn quan dựa vào quyền thế của mình, ức hiếp người vô tội, cướp vợ của những người yếu thế thì lại là chuyện khiến người ta cảm thấy căm ghét.

Sách “Vạn Lịch dã hoạch biên” có chép chuyện Thạch Doãn thường cải trang làm thường dân tới thăm hỏi những nhà thường dân có con gái bị thái giám cưỡng bức mà chết.

 Tới thời Minh Anh Tông, quan trấn thủ Đại Đồng (Sơn Tây, Trung Quốc) là Vỹ Lực Chuyển cưỡng bức vợ của một viên tướng dưới quyền. Khi người phụ nữ này tìm cách chống cự đã bị Vỹ tức giận dùng côn đánh cho tới chết.

Sau này, Vỹ Lực Chuyện còn giở trò dâm loạn với vợ của con nuôi mình. Khi mọi chuyện vỡ lở, con nuôi của Vỹ phát hiện, Vỹ đã dùng cung tên bắn chết đứa con nuôi rồi chiếm luôn người con dâu làm vợ.

Những câu chuyện nói trên chứng tỏ rằng, hoạn quan không những tồn tại nhu cầu tính dục mà thậm chí còn bị nhu cầu này biến thành những kẻ ác nhân.

Vậy hoạn quan và phụ nữ làm cách nào để thực hiện chuyện ái ân? Đây là chuyện mà trước nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Tuy nhiên, do chỗ hoạn quan là những người đàn ông bị khuyết thiếu bộ phận sinh dục, do vậy, một điều chắc chắn là chuyện quan hệ giữa họ và những người phụ nữ chắc chắn không thể diễn ra theo cách thông thường được.

Theo đó, chuyện quan hệ tính dục của hoạn quan thường chỉ là sự đụng chạm và thỏa mãn các nhu cầu sinh lý và tâm lý mà thôi.

Cũng chính vì điều này, mối quan hệ trăng gió giữa hoạn quan và kỹ nữ hay cung nữ bao thường trở nên dị dạng và biến thái.

Theo Phunutoday

Saturday, November 1, 2014

Thursday, October 30, 2014

Vì sao Hán Vũ đế giết những cung phi sinh con cho mình?

                                        Hán Vũ Đế

 Trước lúc băng hà, Hán Vũ đế bỗng hạ lệnh xử tội chết Câu Dặc phu nhân và tất thảy cung phi trong triều đã sinh con cho ông. 

Hán Vũ đế là hoàng đế thứ 7 của nhà Tây Hán. Trong suốt 54 năm trị vì đất nước (từ 140 TCN – 87 TCN), vị vua này nổi tiếng là minh quân sáng suốt với những đường lối cai trị hợp lòng dân. Nếu trong thời Lưu Bang, Hán Văn đế, Hán Cảnh đế, số lượng cung phi trong triều chỉ có hạn, thì tới giai đoạn trị vì của Hán Vũ đế, lịch sử đã sang trang.

Vào năm 101 TCN, sau khi cung Minh Quang được xây dựng xong, Hán Vũ đế lập tức mở cuộc tuyển chọn mỹ nữ. 
Hai nghìn cô gái xinh đẹp đã được triệu vào cung. Họ đều là những bông hoa mới chớm nở, tuổi tròn 15 – 20. 
Số lượng phi tần nhiều không đếm xuể cũng gây ra phiền toái cho hoàng cung. Sách "Bác vật chí" tiết lộ, Hán Vũ đế vì muốn kiểm soát chuyện trinh tiết của mỹ nữ trong triều đã dùng thủ cung sa, tức chấm dấu tròn đỏ vào cổ tay các cô gái còn trong trắng. Những cung tần, mỹ nữ thời bấy giờ cũng vì thế mà không dám làm điều trái luật.
Chuyện tình trắc trở với A Kiều
Chuyện tình cảm của vị minh quân này với các hậu phi trong cung cũng để lại nhiều câu chuyện lý thú. 
Người phụ nữ có ảnh hưởng rất lớn với sự nghiệp của Hán Vũ đế là Trần A Kiều, con gái của công chúa trưởng Lưu Phiếu. 
Hán Vũ đế Lưu Triệt, năm lên ba tuổi đã được phong là Giao Đông vương. Một lần, ông được mẹ nuôi, tức công chúa trưởng Quán Đào Lưu Phiếu, ôm vào lòng rồi hỏi: “Con có muốn lấy vợ không?”. 
“Có”, Hán Vũ đế đáp lại.

Công chúa chỉ vào đám đông hơn trăm người đứng cạnh gợi ý tiếp: “Muốn người nào?”. Vũ đế nguầy nguậy lắc đầu, tỏ ý không ưng. 
Lưu Phiếu vội chỉ tay về phía con gái mình, tức Trần A Kiều, rồi hỏi: “Ta gả A Kiều làm vợ cho con được chăng?”. Hán Vũ đế Lưu Triệt nhoẻn cười đáp: 
“Được ạ! Nếu lấy được A Kiều làm vợ, con sẽ cho đúc nhà vàng để cho nàng ở”. 
Chính câu nói này về sau đã trở thành điển cố nổi tiếng của Trung Quốc: “Kim ốc tàng Kiều” (nhà vàng cất người đẹp).  Dù câu chuyện có yếu tố thêm bớt nhưng theo những ghi chép của sử sách, khi lên 6 tuổi, Hán Vũ đế đã đính ước với A Kiều (lúc này tròn 10 tuổi). Sau khi lên ngôi trị vì, ông đã lập nàng làm hoàng hậu.

Tình cảm giữa hai người mặn nồng trong buổi sơ khai. Hán Vũ đế thường lui tới cung của A Kiều mỗi buổi tan triều, cùng nàng hưởng những ngày quấn quít yêu thương. Nhưng về sau, Hán Vũ đế dần nhạt phai tình cảm dành cho hoàng hậu. 
Phần vì cung tần mỹ nữ trong cung nhiều không đếm xuể, phần vì chung sống nhiều năm, hai người vẫn không có nổi một mụn con. 
Công chúa trưởng Lưu Phiếu vì việc này mà ủ rũ, muộn phiền. Bà nhiều lần than vãn với công chúa Bình Dương, tức chị gái của Vũ đế: “Nếu không có tôi, hoàng đế sao được lên ngôi. Sao giờ lại nỡ vứt bỏ con gái tôi như vậy?”. 
Bình Dương công chúa bèn giải thích: “Đấy là do A Kiều không sinh nổi con trai”. Biết chuyện, công chúa trưởng bèn lạy lục tứ phương, tìm danh y chữa trị cho con gái, thậm chí tiêu tốn tới hơn 9 ngàn vạn lượng, nhưng chỉ là công dã tràng.

Khi biết Hán Vũ đế hết mực sủng ái mỹ nhân Vệ Tử Phu, Trần A Kiều nổi máu Hoạn Thư. Bà khóc lóc than vãn, thậm chí tìm mọi phương sát hại Vệ Tử Phu. 
Biết sự thực, Vũ đế nổi trận lôi đình, dần dần xa lánh bà.

Tương truyền, để lấy lại sự sủng ái trước đây của hoàng đế, Trần A Kiều hoàng hậu bèn nhờ Tư Mã Tương Như – nhà thơ nổi tiếng bấy giờ - sáng tác bài “Trường môn phú” với lời lẽ, ý tứ tha thiết rồi tìm cách dâng lên vua. 
Đọc xong bài thơ, thấu tỏ tấm chân tình của A Kiều, Hán Vũ đế xúc động bồi hồi, lại hết mực thương yêu bà. 
Nhưng thói ghen tị xưa kia vẫn khiến Trần A Kiều yểm bùa Vệ Tử Phu, lăng mạ hoàng đế nên bị phế ngôi hoàng hậu.

Ép chết cung phi trong triều 
Nổi tiếng là vị vua tài trí minh mẫn, lẫy lừng một thuở khi đánh bại Hung nô nhưng về cuối đời, Hán Vũ đế có tính khí thất thường, độc đoán, tàn nhẫn. Năm 91 TCN, ông đã khép tội mưu đồ làm phản đối với thái tử Lưu Cứ vì vụ án mưu trừ gian thần Giang Sung (vốn được Vũ đế tin cậy). Sai lầm này của vua cha khiến thái tử Lưu Cứ phải tự vẫn. 

Sau khi Lưu Cứ qua đời, Hán Vũ đế lập Phất Lăng làm thái tử để truyền ngôi (là Hán Chiêu đế sau này). Nhưng vì mẫu thân của Phất Lăng là Câu Dặc lúc này còn quá trẻ, riêng ông đã ngoài tuổi lục tuần, nên Vũ đế trong lòng luôn canh cánh lo sợ phụ nữ sẽ buồng rèm nhiếp chính, thao túng triều đình như Lữ Hậu xưa kia. Để trừ hậu họa, ông đã cho lập một Hội đồng phụ chính do Hoắc Quang đứng đầu, chuyên giúp ấu chúa trị nước yên bình. Trước lúc băng hà, Hán Vũ đế thậm chí xử tội chết đối với Câu Dặc phu nhân và tất thảy cung phi từng sinh con cho mình để triều đình nhà Hán vẫn cực thịnh về sau. Để con được lên ngôi, Câu Dặc phu nhân đành ngậm ngùi kết thúc số mệnh ngắn ngủi của mình.

Quả như những điều tiên liệu của vua cha, Hán Chiêu đế (95 TCN – 74 TCN) sau này cũng trở thành vị vua anh minh, tài ba của triều đại Tây Hán. 
Dù chỉ tại vị trong 13 năm, nhưng ông giữ vững thiên hạ thái bình và dẹp yên họa tạo phản của cha con Thượng Quan.

Theo Báo Đất Việt

Bí Ẩn chuyện tránh thai của các Phi tần, Cung nữ



Thông thường, sau khi nhập cung, người con gái xem như đã yên bề gia thất. Và Hoàng đế chính là chồng chung của hàng trăm, ngàn vạn mỹ nhân trong chốn hậu cung.

Theo nhiều sử liệu, quy định trong Tử Cấm Thành rất nghiệm nhặt. Vào thời Minh, không ít đấng quân vương vì ham mê tửu sắc mà bỏ bê chính sự, thậm chí ở thời Gia Tĩnh còn xảy ra chuyện cung nữ suýt xiết cổ chết Hoàng đế.

 Những bài học xương máu ấy khiến vương triều nhà Thanh thít chặt kỷ cương, buộc đấng thiên tử phải thấm nhuần tư tưởng “không chìm đắm trong sắc dục”.

Từ thời Thuận Trị trở đi, vương triều càng tăng cường quản lý hậu cung.

Hoàng đế và đám phi tần phải sống trong những tẩm cung riêng. Mỗi người sở hữu một thiện phòng (phòng ăn).

Ngoài những ngày lễ hội, những đại lễ trong năm, đấng quân vương và đám phi tần không được phép ngồi ăn cùng bàn, càng không có chuyện sống chung một phòng.

Khi muốn ân ái với hậu phi nào, việc trước tiên của hoàng đế là phải chọn ra “lục đầu bài” của hậu phi ấy. “Lục đầu bài” hay còn gọi là thiện bài, ý chỉ một thanh trúc mỏng dài, trên đầu sơn màu xanh. Trên thẻ ấy có ghi rõ minh hiệu, tên họ, xuất thân, giản lịch… của các hậu phi. 

Mỗi người có một thẻ. Hằng ngày, viên tổng quản thái giám của Kính sự phòng có nhiệm vụ đặt những “lục đầu bài” này lên mâm bạc cho vua lựa chọn. 

Phi tử nào đang trong kỳ kinh nguyệt, tổng quản thái giám sẽ khéo léo cắm thẻ bài của người đó nghiêng lệch đi, hoàng đế chỉ cần trông vào là tỏ tường, rồi chuyển hướng lựa chọn sang các phi tần khác. 



Hậu phi nào may mắn được vua “nhắm trúng”, sẽ phải tắm rửa cho sạch sẽ, rồi dùng tấm chăn mỏng đoạn vàng bằng lông tơ quấn chặt quanh mình.

Nàng ta sẽ được thái giám cõng đến tẩm cung của hoàng thượng. Sau khi đặt người đẹp xuống đất, thái giám sẽ thoăn thoắt cởi chiếc chăn khỏi tấm thân ngọc ngà của mỹ nữ ra rồi lại giúp hoàng đế trút bỏ y phục, đắp lên mình vua một chiếc chăn sao cho chỉ để hở mặt và đôi chân.

Xong xuôi mọi sự, thái giám khe khẽ rút ra, để lại phi tần này ở lại bên cạnh hoàng đế.

Để đảm bảo an toàn, kể từ thời Ung Chính trở đi, những mỹ nhân nào được vua ưu ái lựa chọn, đều phải tuân theo quy tắc ngặt nghèo lúc “lên giường” với bậc đế vương. Các nàng chỉ được phép nhẹ nhàng vén một góc chăn dưới chân hoàng đế rồi trườn lên phía trên. “Hành sự” xong, hậu phi này cũng phải khẽ khàng “rút lui” dưới chân vua. 

Sau hai tiếng đồng hồ, bọn thái giám sẽ đứng ngoài cửa sổ đồng thanh xướng lớn: “Tới giờ rồi!”, cốt để bậc đế vương và người đẹp nghe rõ. 

Nếu bên trong không động tĩnh gì, bọn họ lại xướng tiếp lần hai rồi lần ba. Tới lúc này, hoàng đế buộc phải kết thúc “cuộc vui”, truyền gọi thái giám vào trong. 

Viên thái giám sẽ nhanh nhẹn quàng chăn cho phi tử để sẵn sàng cõng nàng ta về tẩm cung của họ. 

Trước khi rời đi, thái giám sẽ hỏi kỹ hoàng đế một câu: “Lưu lại hay không?”. Nếu hoàng đế gật đầu mà rằng: “Lưu lại!”, lập tức tên tuổi của vị phi tần này cùng thời gian lâm hạnh sẽ được thái giám ghi chép cẩn thận trong “Hạnh cung bộ”. 

Mục đích của việc này là đợi tới khi vị phi tần ấy mang thai sẽ đem ra tra cứu xem ngày giờ có trùng khớp và giọt máu ấy có đích thực là máu mủ của vua hay không. 

Nhưng nếu hoàng đế dứt khoát nói “không”, thái giám sẽ dùng tay ấn nhẹ vào giang mạch (hay còn gọi là hậu cổ huyệt) của vị phi tần này khiến đám “long tinh” xuất sạch khỏi âm đạo người nữ. 

Đó chính là chiêu điểm huyệt tránh thai để mỹ nữ vừa trải qua trận "mây mưa" không thể mang trong mình cốt nhục của nhà vua. 

Cũng có khi, vị phi tần ấy phải uống thuốc tránh đậu thai. 

Nếu đứa trẻ đã thành hình trong bụng, nàng ta sẽ bị buộc uống thuốc cho sẩy ra. Nhiều sử liệu còn ghi chép những câu chuyện rùng rợn, hãi hùng về các bà hoàng độc ác âm thầm tẩm thuốc độc vào món ăn hay cho thêm vào thức uống để giết chết giọt máu đang dần lớn lên trong cơ thể của đám phi tần, mỹ nữ trong cung. 

Tới thời Hàm Phong, chuyện hoàng đế không được ở chung với hậu phi vẫn được tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Nếu vị vua nào lỡ làm trái với lời di huấn của tổ tiên, hoàng hậu có quyền nhắc nhở, khiển trách. 

Dẫu đứng đầu thiên hạ, nhưng trong chuyện này, bậc thiên tử cũng không dám phản bác lại. Hoàng hậu chính là trung cung, nên còn có quyền xử tội những phi tần dám cả gan dụ dỗ, quyến rũ đấng quân vương quấn quít bên mình mà bỏ bê, chán chường chính sự. 
Theo Báo Đất Việt


Wednesday, October 8, 2014

Vua Bảo Đại - Ông hoàng không thể thiếu đàn bà trong giấc ngủ

 Vua Bảo Đại và Hoàng hậu cùng hai con đầu lòng là thái tử Bảo Long và công chúa Phương Mai trong buổi dạo chơi vườn hoa tại cung Nam Phương Hoàng hậu ở Đà Lạt. Ảnh: Người Đưa Tin

Vị Hoàng đế cuối cùng trong lịch sử triều Nguyễn khét tiếng ăn chơi và là tay đào hoa… có hạng.

Nhân vật được nhắc đến chính là Bảo Đại – Hoàng đế thứ mười ba và cuối cùng của triều Nguyễn, tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, con trai của vua Khải Định và Từ Cung Hoàng Thái Hậu.


“Sở hữu” một loạt những giai nhân tuyệt sắc

Có lẽ không nên lấy làm ngạc nhiên khi những người đàn bà đi qua cuộc đời ông hoàng nổi tiếng ăn chơi và đa tình này đều là những cực phẩm mỹ nhân. Ấy là chưa kể những đồn thổi hư thực về khả năng giường chiếu vào loại… đáng nể của Bảo Đại. 

Ngoài chính cung Nam Phương hoàng hậu nức tiếng xinh đẹp mà Bảo Đại từng thề thốt chung thủy một vợ một chồng, chỉ một thời gian ngắn sau kết hôn, vị vua đã nhanh chóng quên lời thề ước. Danh sách “phòng nhì” của ông vì thế mà nhiều không kể xiết…

Nguyễn Thị Hữu Lan – tên thật của Nam Phương hoàng hậu được tấn phong Hoàng hậu khi vừa tròn 19 tuổi. Nam Phương sở hữu một vẻ đẹp đài các, mặn mà đậm chất Á Đông. Với những nét trên gương mặt căng tràn hương sắc miền Nam Việt của bà, Nam Phương hoàng hậu được liệt vào danh sách 5 vị hoàng hậu đẹp nhất thời bấy giờ.


Chân dung Nam Phương hoàng hậu (Nguồn ảnh: Dân Việt)
Chân dung Nam Phương hoàng hậu (Nguồn: Dân Việt)

Theo thông tin từ báo giới trong nước và nhiều sách ghi lại: Bảo Đại kết hôn với hoàng hậu Nam Phương năm 1934, khi ông mới tròn 21 tuổi.

Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương có 5 người con. Bà có 12 năm sống hạnh phúc trong vương giả, nhưng 16 năm còn lại, bà sống cô đơn, lưu vong nơi đất khách.

Sau khi triều Nguyễn suy vong, bà đưa các con qua Pháp sinh sống. Cựu hoàng Bảo Đãi rất ít khi về thăm người vợ từng một thời "hương lửa mặn nồng" của mình, vì ông còn mãi mê theo đuổi những bóng hồng khác... Nam Phương Hoàng hậu qua đời ở Pháp năm 1963. 

Đám tang của bà diễn ra trong lạnh lẽo, thưa thớt bóng người, không một lời ai điếu khóc than.


Cuộc tình với thứ phi Mộng Điệp

Mộng Điệp  “Mặc dù làm vợ thứ và không được tổ chức cưới xin nhưng nhờ chăm lo việc thờ cúng tổ tiên của hoàng tộc rất chu đáo nên bà Mộng Điệp luôn được Đức Từ Cung (thân mẫu Bảo Đại) quý mến. Bà cũng được ban áo mũ để thay mặt Hoàng hậu Nam Phương trong các cuộc tế lễ.

Năm 1953, bà Mộng Điệp được Bảo Đại giao nhiệm vụ mang cặp ấn kiếm và một số báu vật của triều Nguyễn qua Pháp giao cho Hoàng hậu Nam Phương và định cư luôn ở Pháp. Trên đất Pháp, bà tiếp tục có với Bảo Đại hai người con trai, đặt tên là Bảo Hoàng (sinh được một năm thì mất) và Bảo Sơn.

Cũng giống như Nam Phương hoàng hậu, chỉ sau một thời gian, Bảo Đại đã chạy theo tiếng gọi của những bóng hồng khác, bỏ bà sống cô độc một mình ở đất khách quê người”.


Trong cuốn “Giai thoại và sự thật về Bảo Đại - Vua cuối cùng triều Nguyễn” của tác giả Lý - Nhân Phan Thứ Lang có ghi lại một buổi tiệc khi Thứ phi Mộng Điệp ở Đà Lạt. Tại buổi tiệc này, bà đã bày tỏ tình yêu và sự ngưỡng mộ hết lòng với người đàn ông từng ngồi trên ngai vàng: “Thật là em có phúc… Em, một gái vừa nghèo, vừa hèn làm nghề vũ nữ được “bóng dương” soi tới. 

Em được hầu hạ anh, anh thương em, em muốn gì được ấy. Được theo anh về Đà Lạt, được chu du sang Pháp… Bà Mộng Điệp còn kể rằng trong lần cùng Bảo Đại sang Pháp, đến Nice chơi bạc; ông gặp vận đỏ thắng cả chục triệu quan. Khi một người Ý thua bạc hết tiền, bán cái hột xoàn 5 triệu, ông liền mua rồi đeo vào cổ người tình luôn.

Không chỉ thứ phi Mộng Điệp mà tất cả những người phụ nữ từng được Bảo Đại để ý tới đều say mê ông như… điếu đổ. Song họ đều có một kết cục chung sau những ngày tháng sống như trên mây, đó là nỗi cô đơn, buồn tủi chất chồng và nỗi hận ghen tuông bởi người đàn ông họ yêu vốn quá phong lưu, điển trai và đa tình.

Trong danh sách dài những người đẹp của Bảo Đại, người ta không thể không nhắc đến bà Phi Ánh, cô gái Trung Hoa Hoàng Tiểu Lan, Lý Lệ Hà và Monique Baudot. 

Như thế, trong lịch sử những cuộc tình “thâu đêm suốt sáng” của Bảo Đại, người ta có thể thấy ông không chỉ mặn nồng với những người đẹp gốc An Nam, mà “còn có những người đàn bà Trung Hoa, Hong Kong, Pháp, Nhật Bản, Zaire… 

Đối với họ, lúc nào ông cũng lịch sự, hào phóng và lãng mạn. Những khi kiếm được tiền ông có thể vung tay mua biệt thự đắt giá tặng cho người tình. Nhưng cũng có lần lâm vào cảnh túng quẫn, ông phải sống bằng số vốn liếng đã cóp nhặt cả đời của một cô gái nhảy.

Sinh thời, bà Phi Ánh là con nhà danh giá, cũng là một tuyệt sắc giai nhân nên được Bảo Đại yêu thương, tặng một biệt thự sang trọng tại Đà Lạt. Bà sinh cho Bảo Đại 2 người, một gái, một trai. Sau chiến tranh, bà Phi Ánh ở lại Việt Nam và chết trong cô đơn tại Sài Gòn.

Cũng trong số những người đẹp của Bảo Đại, Lý Lệ Hà vốn là bậc nổi tiếng về nhan sắc và đa tình ở đất Hà Thành.

“Sách Bảo Đại hay những ngày cuối cùng của Vương quốc An Nam ghi: Bảo Đại công khai yêu đương với Lệ Hà, đêm đêm đi dạo, ăn nhậu, lui tới các nơi ăn chơi, tiệm nhảy bất chấp dị nghị của mọi người xung quanh đang sống khắc khổ đạm bạc.”

Ông hoàng giỏi chuyện… chăn gối

Ngoài Nam Phương Hoàng hậu và 7 Thứ phi, nhân tình được nhiều người biết đến là Mộng Điệp, Lý Lệ Hà, Hoàng Tiếu Lan (vũ nữ Trung Hoa lai Pháp), Lê Thị Phi Ánh, Vicky (Pháp), Clément (vũ nữ Pháp) và Monique Marie Eugene Baudota (Pháp) thì khó có thể tính hết được đã có bao nhiêu phụ nữ đủ các dân tộc, quốc tịch đi qua cuộc đời của ông hoàng đa tình này.

Trong cuốn “Bảo Đại hay những ngày cuối cùng của Vương quốc An Nam”, tác giả người Pháp Daniel Grandclément cho rằng, sở thích hàng đầu của Hoàng đế Bảo Đại là đuổi theo những người đàn bà đẹp. Ông từng thẳng thắn bộc lộ sự ham muốn sắc dục của mình: 

“Luôn có nhu cầu đối với đàn bà, một thứ nhu cầu thường xuyên không thể dập tắt được như đồ ăn, thức uống. Từ khi đến tuổi lớn, đêm nào cũng phải có một người đàn bà nằm bên"

“Ngoài vẻ ngoài ưa nhìn, tính cách vui vẻ và sự ga lăng, chiều chuộng hết mức với người đẹp thì nhiều sử gia còn cho rằng, sức hút của cựu hoàng Bảo Đại còn đến từ sức khỏe “sung mãn” của ông.

Ông luôn làm hài lòng nhân tình về khoản… “chăn gối", trong đó có khá nhiều người đẹp từ Âu châu hiện đại, phóng khoáng. Ngay cả hoàng phi Mộng Điệp, trong một phút nói thật khi tình cờ gặp và trò chuyện với một nhà báo trên bờ biển cũng thừa nhận: 

“Tôi say mê theo Ngài, không phải vì chiếc ngai vàng, mà vì cái giường ngủ”…”.

Theo Đại Lộ

Monday, October 6, 2014

Bản nhạc "cầu hồn", Mozart viết cho ai?

 Nhung gio phut cuoi cua Mozart

   
Có biết bao câu chuyện thêu dệt chung quanh cái chết của Mozart - nhà soạn nhạc vĩ đại ra đi lúc tuổi đời mới 35, không một nấm mộ để lại.


Ta hãy sống lại những giờ phút cuối cùng của thiên tài âm nhạc thế giới Mozart nhân dịp kỷ niệm 250 năm ngày sinh của ông (1756- 2006) qua bản dịch của tác giả Phan Thanh Quang từ Nouvel Observateur số 12/2005.
 
Mùa thu năm đó, thời tiết ở Vienne trở chứng bất thường. Từ đêm 27 cho đến 28/10/1791 trời mưa như trút nước xuống thành phố. Rồi sau đó là tuyết rơi, bão tuyết mù mịt bao trùm Vienne ngày 1/11. Cuối tháng, thời tiết dịu lại nhưng lại xuất hiện một trận gió nóng mạnh, thỉnh thoảng có sương mù lạnh. Mozart cảm thấy buồn thấm thía.
 
Trong một ngày đẹp trời hiếm thấy, từ 20 đến 21/10, Mozart đã tâm sự với vợ là Constance rằng ông đã nghĩ đến cái chết. 
 
Mắt đẫm lệ ông nói: "Không, không, anh thấy rất rõ điều đó, anh không còn sống bao lâu nữa, chắc chắn rằng họ đã đầu độc anh. Anh không thể thoát khỏi ý nghĩ đó được".
 
Lòng đầy lo lắng, Constance mời thầy thuốc đến. Ông tha thiết yêu cầu Mozart hãy ngừng ngay việc hoàn thành bản Requiem- một bản nhạc cầu hồn do một người vô danh đặt cho ông làm gấp- vì công việc này đã làm cho ông kiệt quệ cả về thể xác và tinh thần, khiến ông suốt ngày bị ám ảnh bởi ý nghĩ bi quan tột cùng về cuộc sống.
 
Sau đó tình trạng của ông được cải thiện, ông lại lao vào sáng tác bản cantate do một Hội sở ở Vienne đặt cho lễ khánh thành những trụ sở mới của họ. Mozart có vài ngày tỏ ra vui vẻ thoải mái trở lại, ai cũng mừng. 
 
Nhưng sau đó ông quay về với nỗi buồn cố hữu, "trở nên xanh xao và yếu đến nỗi phải nằm liệt giường" (theo Nissen, một người viết tiểu sử Mozart).
 
Sự thật thì tình trạng của Mozart rất đáng lo ngại, toàn những "bệnh hiểm" của thời bấy giờ: Nhiễm khuẩn cầu chuối (1762), sốt rét có kèm theo mê sảng (1765), sốt và thấp khớp (1767), nhiễm trùng hô hấp (1771, 1780); thêm cào đó là ép xe rằng và nhiều loại nhiễm trùng khác. 
 
Người ta biết điều đó qua bức thư mà Mozart gửi cho cha vào tháng tư năm 1787 khi ông đang nằm trên giường bệnh và gần như sức tàn lực cạn.
 
"Con không bao giờ đi ngủ mà lại không nghĩ rằng có thể con không còn thấy ngày mai nữa (con còn trẻ quá!)". Và ông lại viết: 
 
"Vì cái chết (đã nhìn thấy rất rõ) là cái đích thực dự của cuộc đời chúng ta, từ vài năm con đã quen với người bạn tuyệt vời ấy của con người, người bạn mà hình ảnh không những không làm con sợ, mà trái lại con thấy hiền lành, cởi mở...".
 
Vào cuối tháng 11/1791, Mozart nằm liệt giường. Cả nhà hết lòng chăm sóc ông. Constance và em là Sophie may cho ông một cái áo ngủ có lót bông "để cho ông thật ấm khi ngủ dậy" và cũng may cho ông một áo ngắn mặc ban đêm, có thể xỏ tay từ phía trước. 
Bệnh ông nặng thêm từng ngày tuy ông vẫn tỉnh, chỉ có chân và tay bị sưng cả lên. Ngày 4/12, thời tiết dịu. 
 
Vào chập tối, bệnh ông trở nặng.
 
Người ta đi mời thầy thuốc lâu nay vẫn chữa bệnh cho ông nhưng ông ta lại đi xem một vở opéra, chỉ có thể trở về sau buổi diễn. Sophie như có một linh cảm báo trước, vội vã chạy đến chỗ chị và anh rể. Khi thấy người phụ nữ trẻ này ông nói: 
 
"À, Sophie thân mến, em đến như vậy là rất tốt. Đêm nay em phải ở đây với anh, để chứng kiến cái chết của anh...".
 
Cuối cùng thì thầy thuốc cũng đến, ông nói Sophie xoa dấm và nước vào thái dương của người hấp hối. Mozart run lên. "Cử chỉ cuối cùng của anh- Sophie viết lại- muốn mô phỏng bằng miệng những cú cymbale (chũm chọe) của bản Requiem (nhạc cầu hồn), tôi như còn nghe...".
 
Constance quỳ bên cạnh giường. Lúc đó là 0 giờ 55 phút ngày 5/12/1791, Mozart trút hơi thở cuối cùng. Như vậy là trái với điều ông sợ, ông đã sống được thêm một ngày. Cái chết của ông đã tạo ra không biết bao nhiêu truyền thuyết, mà đa số là sai lạc. Nhiều người cho rằng ông bị đối thủ là Salieri đầu độc. 
 
Năm 1832 một người học trò của Beethoven đến thăm ông già Salieri, ông lấy danh dự mà thề rằng không bao giờ ông làm cái điều phi đạo đức như vậy, vả lại cũng không có cơ sở nào để tin điều đó.
 
Nhiều người nói rằng Mozart đã được chôn cất một cách nghèo khổ trong một ngày rất lạnh, đến nỗi phải đập vỡ đất đóng băng để đào huyệt. Có lẽ họ không biết rằng sau khi tiến hành lễ thánh tại nhà thờ Saint- Etienne, quan tài được di chuyển đến nghĩa địa Saint- Marx trong một ngày thời tiết dịu. 
 
Còn về sự đơn giản của lễ tang là do ý muốn của Constance. Khả năng tài chính của gia đình Mozart không lấy gì làm dư dả, Constance không muốn bày vẽ cho lễ tang thêm tốn kém, với hy vọng tranh thủ được một khoản trợ cấp của Vua Léopold đệ II.
 
Theo bác sĩ Davies viết trong "Thời báo âm nhạc" năm 1987, nguyên nhân thực sự của cái chết của Mozart có thể kể đến: nhiễm khuẩn cầu chuối, hội chứng Scholein- Henoch, suy thận, xuất huyết não, viêm phổi.
 
Có một điều khác thường là vợ của Mozart (về sau tái hôn) và cả những người thân trong gia đình, không ai làm mộ cho Mozart. Ngày nay không ai biết mộ Mozart ở đâu, trong khi hình ảnh của Mozart, những bản nhạc bất hủ của Mozart vẫn vang lên ở bất cứ nơi nào trên trái đất có tình yêu, cuộc sống và niềm hy vọng
 Theo Thời Trang Trẻ

Cậu bé chăn trâu trở thành đại điền chủ giàu nhất Nam Kỳ


 
Bàn thờ vợ chồng Hội đồng Trạch với 2 bức tượng đồng vẫn còn nguyên trong khách sạn Công tử Bạc Liêu.
 
                              
Vào thập kỷ 1980, sau khi Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy qua đời, dòng họ Trần Trinh chính thức khánh kiệt, những đứa con của Công tử Bạc Liêu rơi vào nghèo khổ, có người chạy xe ôm. Đúng 100 năm trước đó, dòng họ Trần Trinh cũng khởi đầu nghèo khó, ông Trần Trinh Trạch - ba của Trần Trinh Huy - là một cậu bé chăn trâu... 
 

Nhờ đâu mà từ một cậu bé chăn trâu để kiếm chén cơm thừa của chủ, Trần Trinh Trạch lại trở thành đại điền chủ giàu nhất Nam Kỳ, để rồi đứa con Trần Trinh Huy có sẵn một núi tiền để ăn chơi vô độ, nổi danh là Công tử Bạc Liêu?

“Đái ra quần” vì phải đi học 
  
Trong lịch sử khai khẩn vùng đất Nam Bộ, những vùng gần sông biển như Gò Công, Mỹ Tho, Rạch Giá, Hà Tiên được khai khẩn từ rất sớm, trước cả thời nhà Nguyễn. 
 
Vùng đất Bạc Liêu mới được khai khẩn từ sau khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta. Cha mẹ của ông Trần Trinh Trạch có mặt trong đoàn người từ miệt Gò Công tới khai khẩn vùng đất Bạc Liêu, được chính quyền thực dân đưa đến vùng đất Cái Dầy lập nghiệp bên một dòng kinh vừa mới được đào đắp.  
 
Do đông con, hầu hết còn nhỏ, nên ba má ông Trạch không khai khẩn được nhiều ruộng. Rồi dịch bệnh xuất hiện trong vùng, mấy đứa con liên tục bị bệnh hoạn, họ phải đem cầm cố hết ruộng đất để cứu chữa các con, nên trở thành bần cố nông, không mảnh đất cắm dùi. Vừa lớn lên cậu bé Trạch phải đi ở đợ, chăn trâu ở nhà ông bá hộ trong vùng, hằng ngày được lưng bụng bằng vài chén cơm thừa, ấm lòng bằng manh áo rách của con chủ thải ra.
 
  Sau 2 năm chăn trâu, có một việc tình cờ làm thay đổi số phận của cậu bé Trạch. Đó là vào năm 1881, chính quyền thực dân buộc các gia đình bá hộ ở Nam Kỳ phải cho con đi học trường Pháp trong kế hoạch “khai hóa” vùng đất chúng vừa chiếm đóng. 

 
Năm ấy cậu bé Trạch lên 8 tuổi, một buổi sáng, khi cậu bé vừa mở cửa chuồng trâu, tháo dây vàm, định dắt trâu ra đồng như mọi khi thì ông bá hộ ngăn lại nói: “Thôi khỏi, mày buộc trâu vô chuồng lại đi, rồi lên nhà trên ông dạy việc”.
 
  Cậu bé Trạch rụt rè làm theo, nghĩ rằng mình đã làm điều gì sai quấy nên chủ mới không cho giữ trâu, kêu lên la rầy hay bị đuổi cũng nên. 

Cậu bé rón rén bước lên nhà trên, nơi mà suốt 2 năm làm mướn ở đây cậu chưa một lần dám đặt chân lên. 
 
Ông bá hộ thấy cậu bé đến thì chìa ngay bộ quần áo mới và nói: “Đây là bộ quần áo may cho mày, đi thay đồ đi!”. Thấy bộ đồ trắng tinh như đồ của các con ông bá hộ mặc hằng ngày, cậu bé Trạch ngạc nhiên đứng chết trân. Ông bá hộ nói: “Từ nay mày khỏi chăn trâu, mà đi học thay cậu Hai!”.


Vợ chồng Công tử Bạc Liêu.


Đến đây, cậu bé Trạch không chỉ đứng chết trân, mà đái ra quần lúc nào không hay. Từ nhỏ tới lớn cậu chỉ biết ở đợ, chăn trâu, một chữ bẻ đôi cũng không đọc được. Còn cậu Hai con ông bá hộ trác tuổi với bé Trạch được học chữ thánh hiền, hằng ngày có thầy đồ tới dạy tận nhà. 

Bé Trạch quỳ xuống lạy ông bá hộ, vừa khóc: “Ông thương con cho con coi trâu, con không học được đâu ông ơi!”. Thời ấy nhiều người giàu có ở Nam Kỳ tuy buộc phải hợp tác với chính quyền thực dân, nhưng rất ghét Pháp. 
 
Họ không muốn cho con đi học trường Pháp, mà ở nhà mời thầy đồ tới dạy học chữ Nho. Để đối phó với chính quyền, ông bá hộ ở Cái Dầy mới nghĩ ra chuyện bắt đứa nhỏ ở đợ, chăn trâu đi học thế. Dù sợ đến đái ra quần, nhưng cậu bé Trạch rồi cũng phải đến trường theo ý chủ.
 
  Ngày hôm sau, cậu bé Trạch được gia nhân chở bằng ghe đi đến trường huyện cách đó mấy chục cây số để đi học, sau khi bị ông bá hộ dọa: “Mày học mà không xong, tao đuổi việc, chết đói đó con”. 

Cứ tưởng đi học thế một hai ngày, chẳng dè ông bá hộ bắt cậu bé Trạch học hoài, ở nội trú luôn ngoài trường huyện. Sau mấy ngày vừa học vừa run, cậu bé Trạch đã sớm thể hiện mình là đứa bé “sáng dạ”, học giỏi, được các thầy khen ngợi, ông bá hộ cũng lấy làm hài lòng. 

Cậu bé chăn trâu được học tới hết tiểu học, học cả tiếng Tây. Sự đi học nhờ lý do có một không hai ấy như là sự sắp đặt của số phận, để từ đó mà cậu bé chăn trâu vươn lên trở thành đại điền chủ giàu nhất xứ Nam Kỳ.
 
  Thầy ký Trạch mê làm giàu

 
  Học hết tiểu học, bằng cả chữ quốc ngữ và chữ Tây, Trần Trinh Trạch trở thành một trong số ít người giỏi cả chữ quốc ngữ và chữ Tây trong làng. Nhờ vậy mà ông được gọi ra làm thư ký làng. 

Từ công việc “biện làng”, thầy ký Trạch được rút lên làm thư ký trên quận, rồi rút lên tỉnh làm ở bộ phận thu thuế điền đất. Đi làm thầy ký, ông Trạch vẫn theo nếp nhà tóc để dài và buộc thành búi, nên mọi người đặt cho ông cái tên là “thầy ký Tó”. 
 
Thời ấy năm nào các chủ điền cũng phải lên tỉnh kê khai và đóng thuế ruộng đất, thầy ký Trạch là người luôn tận tình hướng dẫn họ làm việc ấy.
 


 Ngôi nhà của Hội đồng Trạch, nay là khách sạn Công tử Bạc Liêu.


Lúc ấy ở Bạc Liêu có ông bá hộ tên Phan Văn Bì có hàng ngàn hécta đất, ông mỗi năm đôi lượt lên tỉnh sao lục sổ bộ đất đai và đóng thuế điền địa. Thấy thầy ký Tó làm việc có trách nhiệm giúp đỡ mình và mọi người nhiệt tình, ông bá hộ Bì có cảm tình. 

Một lần, bá hộ Bì mời thầy ký Trạch về nhà chơi và dùng cơm trưa. Trong bữa cơm, ông bá hộ cố ý để cho thầy ký Trạch tiếp xúc với cô con gái thứ tư của mình tên là Phan Thị Muồi. Chuyện gì đến rồi cũng đến, thầy ký độc thân và cô con gái rượu của ông bá hộ giàu nhất làng đã phải lòng nhau. Một đám cưới linh đình kéo dài 3 ngày giữa thầy ký Tó và cô con gái của bá hộ Bì.
 
  Đám cưới xong, ông bá hộ Bì kêu thầy ký Trạch nghỉ làm việc vì lương bổng chẳng bao nhiêu, lại mang tiếng đi làm cho Tây. Ông bá hộ cho vợ chồng thầy ký Trạch mấy sở đất và cho vốn canh tác. 
Chỉ sau mấy mùa lúa trúng, vợ chồng ông Trạch phất lên thấy rõ, cất nhà đàng hoàng, mua sắm thêm ruộng. Không biết nhờ đâu mà một người xuất thân “bần cố nông” như Trần Trinh Trạch lại có tài năng thiên bẩm và sự đam mê làm giàu hơn người. 

Có chút chữ nghĩa, từng làm việc nhà nước, nay lại có chút vốn trong tay, thầy ký Trạch đăng ký đấu thầu và đã trúng thầu quản lý sở cầm đồ (Mont de Piété) của nhà nước.
 
  Thời ấy chính quyền thuộc địa không cho tư nhân mở tiệm cầm đồ, mà nhà nước giữ độc quyền, nhờ vậy mà một mình thầy ký Trạch nắm độc quyền hoạt động cầm đồ ở tỉnh Bạc Liêu. 

Cũng nhờ kinh nghiệm và quen biết từ những năm đi làm thầy ký cho Tây, ông Trạch lại trúng thầu quản lý hãng rượu Bình Tây, độc quyền phân phối rượu ở Bạc Liêu. Tất cả những thứ đó đã làm cho vợ chồng ông Trạch giàu có, vượt ra ngoài phạm vi của một làng, một huyện. 

Nhưng chính sáng kiến của ông Trạch trong việc vay tiền Chà Sết-ty trên Sài Gòn về cho dân chúng ở Bạc Liêu vay lại, mới làm cho sự giàu có của ông Trạch bắt đầu được cả tỉnh Bạc Liêu biết đến. Ông vay tiền của nhà nước ở Sài Gòn với lãi suất thấp, đem về Bạc Liêu cho tá điền vay lại “ba phân lời” lấy chênh lệch.
 
  Trong khi vợ chồng ông Trạch ngày càng ăn nên làm ra, thì các đứa con còn lại của ông bá hộ Bì (anh chị em vợ của thầy ký Trạch) lại mê cờ bạc, rượu chè, lâm vào nợ nần, phải bán dần đất để ăn chơi tiếp. Họ không bán cho người ngoài, mỗi khi có chuyện cần tiền là họ chạy tới vợ chồng thầy ký Trạch. 

Cứ vậy, hàng ngàn hécta ruộng ông bá hộ Bì chia cho cả chục đứa con lần lượt vào tay của vợ chồng đứa con thứ tư. Ông bá hộ Bì tuy có buồn khi các con bán hết đất đai, nhưng cũng tự an ủi vì đất không lọt ra người ngoài, mà vào tay vợ chồng cô Muồi con ông.
 
  Thâu tóm hàng trăm ngàn hécta đất
 
Độc quyền cầm đồ, độc quyền phân phối rượu, độc quyền cho vay..., gia đình Trần Trinh Trạch phất lên như diều gặp gió. Nhưng chỉ đến khi ông Trạch trúng thầu giành quyền cung cấp muối cho cả Nam Kỳ thì sự giàu lên của ông mới nhanh như phi mã. 
 
Có tiền, ông thâu tóm thêm đất đai trong vùng, bằng cả mua bán sòng phẳng và ép buộc những người yếu thế. Cứ thế, đất đai của gia đình Trần Trinh Trạch cứ nới rộng mãi.
 
Vào thập niên 1930 -1940, ông Trần Trinh Trạch đã sở hữu tổng cộng gần 200.000 hécta ruộng trồng lúa và làm muối ở Bạc Liêu và vùng lân cận. Thời ấy, nếu có ai đề nghị ông Trạch đem cơ ngơi của ông để đổi lấy vùng đất mà ngày nay là nước Singapore giàu có, chắc chắn ông sẽ lắc đầu từ chối. 
 
Diện tích đất mà ông Trạch sở hữu vào lúc cực thịnh rộng gấp 3 lần nước Singapore, đất đai ở Bạc Liêu vào thời đó cũng tốt hơn nhiều so với vùng đất ven biển của nước Singapore.
 
  Có tiền, có ruộng đất cò bay thẳng cánh, ông Trần Trinh Trạch cho xây ngôi nhà đẹp nhất miền Tây lúc đó (giờ là khách sạn Công tử Bạc Liêu, thuộc Cty Du lịch Bạc Liêu). 

 
Ngôi nhà do kỹ sư người Pháp thiết kế, có hai tầng, hai đại sảnh. Toàn bộ vật liệu xây dựng ngôi nhà đều được chở từ Pháp sang, các đồ trang trí bên trong ngôi nhà được nhập cảng từ Ý và Hoa Kỳ. Toàn bộ các đồ sứ, đồ gỗ lại được đưa từ Trung Hoa sang. Từ đó đến nay, gần một thế kỷ qua, căn nhà gần như vẫn giữ được những nét cơ bản của nó.
 
  Năm 2003, Cty Du lịch Bạc Liêu đã đầu tư tu sửa căn nhà và đưa vào kinh doanh văn hóa, du lịch, làm khách sạn “Công Tử Bạc Liêu”. Căn phòng của Công tử Bạc Liêu ở ngày trước (phòng 101) muốn thuê phải đặt trước từ 7-10 ngày, vì phòng này lúc nào cũng có khách, phần đông là Việt kiều. 
Tuy nhiên do qua nhiều giai đoạn lịch sử mà vật dụng trong gia đình đã thất lạc rất nhiều, nhưng với những gì còn sót lại và được bảo quản như hiện nay cũng đủ nói lên được sự giàu có của gia đình ông Hội đồng Trạch lúc bấy giờ.
 
  Hiện nay, cơ quan có trách nhiệm vẫn còn để một gian thờ vợ chồng ông Trần Trinh Trạch trong khách sạn Công tử Bạc Liêu như là cách người đời sau ghi ơn những người có công xây dựng nên tòa nhà đồ sộ và tuyệt đẹp này. 

 
Đó cũng là cách để ngành du lịch Bạc Liêu thu hút du khách. Trên bàn thờ vẫn còn 2 pho tượng đồng bán thân của ông Trạch và vợ, do một nhà điêu khắc từ Thụy Sĩ tên là Bernard chế tác vào năm 1933 vào dịp mừng “đáo tế” ông Hội đồng Trạch. 
 
Một tháng trước ngày mừng thọ này, cậu Ba Huy mời hẳn một điêu khắc gia lừng danh bên Thụy Sĩ sang Bạc Liêu để thực hiện 2 bức tượng bán thân kích thước cỡ người thật cho ông bà Hội đồng Trạch. Điêu khắc gia Bernard ở lại Bạc Liêu đúng 1 tuần lễ, làm việc với mỗi “người mẫu” 3 ngày để đo ni tấc, phác họa thần sắc...
 
  Xong, ông mang tất cả về Thụy Sĩ để mấy tháng sau trở lại Bạc Liêu với 2 chiếc thùng gỗ được bảo quản cẩn mật. Cậu Ba Huy đã làm một nghi thức đón nhận 2 bức tượng đồng thật hoành tráng, giống như nghi thức dành cho các danh nhân, nguyên thủ quốc gia, với hàng trăm khách mời là những quan chức trong vùng, những hào chủ có tiếng đến dự tiệc, tất nhiên là có cả cánh nhà báo. 

 
Sau diễn văn khai mạc do chính cậu Ba Huy đọc nói về công ơn cha mẹ, ông mời lần lượt ông rồi bà Hội đồng Trạch lên kéo tấm vải điều đỏ thắm phủ bức tượng trong tiếng vỗ tay vang dội của quan khách.
 
  Linh cảm ngày khánh kiệt

 
  Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ bên trời Âu, tại An Nam thuộc địa, chính quyền thực dân Pháp giương lên khẩu hiệu “Rồng Nam phun bạc diệt Đức tặc” để kêu gọi giới điền chủ ủng hộ tiền bạc cho “mẫu quốc” trong cuộc chiến tranh Đức - Pháp. 

 
Ông Hội đồng Trạch vốn thừa tiền của đã “mua” chút công danh cho gia tộc bằng cách ủng hộ cho chính quyền Pháp một số tiền khá lớn. Số tiền ấy tương đương với khoảng 10 ngàn lượng vàng lúc bấy giờ (gần 400kg vàng). 
 
Chính quyền Pháp sau đó đã “ghi công” ông Trần Trinh Trạch bằng cách “ân thưởng Ngũ đẳng Bội tinh” (Légion d honneur). Chính quyền thực dân cũng thu xếp cho ông Trạch đắc cử vào Hội đồng Tư vấn Mật viện, nên ông mới có danh xưng “Hội đồng Trạch”.
 
  Suốt cuộc đời ông Trần Trinh Trạch đã dùng bao thủ đoạn để làm giàu, để thu gom hàng trăm ngàn hécta đất đai ở xứ Bạc Liêu và vùng lân cận. Lúc tuổi đã già, ông Trạch như linh cảm hậu vận không mấy sáng sủa của dòng họ Trần Trinh, nên ông quay sang làm từ thiện để “tích đức” lại cho cháu con. 

 
Vào các dịp mừng thọ 50 tuổi (1923), 60 tuổi (1933) và 70 tuổi (1943), ông Trạch đều mở hầu bao ra để phân phát tiền của, lúa gạo cho người nghèo. Ông cũng cho xé hết giấy nợ của các tá điền, vì vậy cứ đến dịp mừng thọ của Hội đồng Trạch là cả vùng Bạc Liêu mừng như trẩy hội.
 
  Ông Trạch cũng ủng hộ những khoản tiền lớn để làm từ thiện trên phạm vi cả nước. Một nhà nghiên cứu người Pháp tên là Pierre Procheux đã viết về ông trên một tờ báo Pháp như sau: “Phần lớn các điền chủ lớn ở Nam Kỳ có hành vi giống như các nhà phú thương và ngân hàng Châu Âu thời Trung cổ hay là các đại gia Mỹ thuộc nhóm Big Business tự thấy có nghĩa vụ trích một phần tài sản giúp những kẻ thiếu may mắn đồng thời tham gia công cuộc xây dựng xã hội. 

 
Ông Trần Trinh Trạch nổi tiếng nhất về các đóng góp xã hội của ông như xây cất Cư xá Đại học Đông Dương ở Hà Nội và vận động lạc quyên giúp quỹ cứu trợ Pháp quốc”.
 
Gia tộc Trần Trinh làm lễ thượng thọ cho ông Hội đồng Trạch rất lớn vào năm 1943, như thể họ linh cảm một kết cục sắp xảy ra, mặc dù lúc đó ông Trạch vẫn còn khỏe mạnh. Sau lễ thượng thọ, ông Trạch kêu con trai là Công tử Bạc Liêu Ba Huy đích thân lái chiếc Chevrolet đưa ông đi chơi Sài Gòn, Đà Lạt, Vũng Tàu một chuyến gọi là “dối già”.
 
  Tại Vũng Tàu, một buổi chiều, sau khi tắm biển, ông Trạch trở lên khách sạn và thấy ớn lạnh trong người, rồi sốt cả đêm. Cậu Ba Huy vội lái xe đưa ông về Sài Gòn, nhưng đã không còn kịp, ông tắt thở trên đường đến bệnh viện, thọ 71 tuổi. 

 
Đám tang của ông cũng lại là một sự kiện lớn ở Bạc Liêu và cả Nam Kỳ. Tang lễ kéo dài đến 7 ngày với tất cả những nghi thức rườm rà tốn kém nhất mà người ta có thể nghĩ ra. Hàng chục ngàn người đã đi theo xe tang từ Nhà Lớn về xã Cái Dầy chôn cất ông.
 
  Từ một đứa trẻ chăn trâu với hai bàn tay trắng, một chút may mắn và ý chí làm giàu đã đưa ông Trần Trinh Trạch tới tột đỉnh giàu sang, 
đến khi nằm xuống vẫn là một trong những người giàu nhất Nam Kỳ.   

Thế nhưng, ông không thể ngờ rằng, cậu con trai mà ông đặt nhiều kỳ vọng và trao cho cả sản nghiệp là Ba Huy sau đó đã tàn phá núi gia sản với tốc độ còn nhanh hơn người cha Hội đồng Trạch trước đó gầy dựng nên. 
 
Để đến khi Công tử Bạc Liêu nằm xuống thì núi tài sản không lồ đã vơi đi gần hết. Để rồi đến đời con cháu của Công tử Bạc Liêu, lại quay trở lại sống nghèo khổ như cái thời ông Trạch đi chăn trâu cho người!


Bấy giờ, có nhà báo đã sáng tác bài vè ca tụng Trần Trinh Trạch, được đăng trên báo ở Sài Gòn như sau:

       “Đất nhờ người nổi tiếng
       Người nhờ đức nên danh
       Mừng ông Hội đồng
       Tánh thánh thông minh
       Tư trời tài trí
       Lúc tuổi trẻ ra làm thơ ký
       Nơi pháp đình pháp lý làu thông
       Đến thời kỳ quản hạt hội đồng
       Ra tranh cử một thời luôn ba khóa
       Mười hai năm nghị trường ngôn luận khá
       Chức hội đồng tư vấn cũng trao ngay
       Chuyện lợi dân ích quốc chẳng bao ngày
       Bội tinh thưởng Ngũ đẳng tứ tam liên tiếp...”
.

 Phát hiện mới thú vị về Công tử Bạc Liêu: Cả đời xài hết 5 tấn vàng thế nào?


   

Bắt đầu cho một giai thoại về công tử Bạc Liêu. 
 

Ông Trạch có 3 người con trai, nhưng ông cưng nhất là cậu Ba Quy vì có “đầu óc hơn người”, được đi Tây học. 

Ông Trạch (“trạch” là tên một loài cá, cá trạch, có nhiều ở miền Tây Nam Bộ) thích đặt tên con theo các loài thủy tộc giống như mình, vì ông quan niệm “muốn giàu, nuôi cá”. 

Đứa con trai đầu lòng ông đặt tên Trần Trinh Đinh (“đinh” là tên một loài giống như rùa, nhưng lớn hơn, sống ở ven biển Nam Bộ). 

Đứa con thứ ba là Trần Trinh Quy (“quy” nghĩa là rùa). 

Đứa con trai út, ông cũng đặt tên một loài thủy tộc khác là Trần Trinh Khương, nhưng người đời quen gọi là Tám Bò. 

Cậu Hai Đinh được học tới Đip-lôm (trung học), rồi học ban tú tài, nhưng ông Hội đồng Trạch không cho cậu học tiếp, mà bắt ở nhà trông coi điền đất cho ông. 

Ông quan niệm, học nhiều đậu kỹ sư, bác sĩ cũng không kiếm tiền nhiều bằng mấy ông chủ điền.

Trần Trinh Quy cũng học tới đậu bằng Đip-lôm, ông Hội đồng Trạch định bắt nghỉ học ở nhà làm điền chủ, nhưng Ba Quy nhất mực đòi cha cho đi học bên Tây. 

Ba Quy nói: “Nhà mình bạc chứa cả kho mà ba hà tiện làm gì? Để cho con một bụng chữ còn hơn để mấy chục ngàn mẫu ruộng. Nếu ba cho con qua Tây học thì thiên hạ khắp nơi trên xứ Nam Kỳ lục tỉnh này ai cũng kính nể ba”. 

Nghe con nói chí lý, ông Hội đồng Trạch đã mở kho lấy cả valy bạc nén cho con đi Tây du học. Thấm thoắt mà đã 3 năm, cậu Ba Quy đã học “thành tài”, sắp trở về “vinh quy bái tổ”. 
 
Sau 3 năm “du học” bên Pháp, mà thực chất là chỉ có ăn chơi, tháng 8.1930 Trần Trinh Quy trở về nước bằng tàu thủy. 
 
Ông Hội đồng Trạch đã dày công tổ chức một cuộc đón rước con rình rang có một không hai thời bấy giờ, với những phương tiện và nghi thức không hề thua kém đón rước Vua Bảo Đại. 
 
Bắt đầu từ đây, giới ăn chơi Nam Kỳ biết đến một Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy. 
 
“Hai Lúa” và cuộc mua xe như Vua Bảo Đại

 





Hãng bán xe hơi ngay ngã tư Charner - Bonard (ngã tư Nguyễn Huệ - Lê Lợi, quận 1, TPHCM ngày nay) không thật niềm nở khi có hai người khách trong bộ dạng nhà quê ghé vào. 
 
Người lớn tuổi trong bộ đồ bà ba “lục soạn” trắng ngả màu phèn, ôm khư khư chiếc giỏ đệm, bên trong là cái mo cau. Ông già nhà quê và người thanh niên đi cùng xem khắp lượt các loại xe hơi đậu trong hãng. 



Sau một hồi ngắm ngắm nghía nghía, người thanh niên kéo ông già nhà quê tới bên chiếc xe “Huê Kỳ” (xe hơi) hiệu Chevrolet loại mới nhập cảng ở Mỹ qua, chưa ai có ở Nam Kỳ.

Ông già ra lệnh cho mấy thằng Tây bán xe mở cửa xe cho ông lên ngồi, bọn chúng trố mắt ngạc nhiên nhưng vẫn làm theo khách hàng. 



Xong ông bảo chúng chạy một vòng quanh chợ Bến Thành. 
 
Đến chừng đã ưng ý, ông kêu sốp-phơ chạy trở về hãng, xong mở mo cau ra đếm tiền, cả cọc giấy bạc bộ lư (loại 100 đồng Đông Dương). 


Bọn Tây trố mắt kinh ngạc, chúng đâu biết rằng, ông già nhà quê kia là một đại điền chủ giàu nhất Nam Kỳ khi ấy, ở xứ Bạc Liêu. 
 
Ông chính là Hội đồng Trạch (Trần Trinh Trạch) - người đang nắm trong tay hơn 100 ngàn hécta ruộng lúa và khoảng 50 ngàn hécta ruộng muối.

Ông Hội đồng Trạch mua xe mới là để đón đứa con đi học bên Tây thành tài về nước cho nó đúng điệu. Trước đó gia đình ông Trạch có chiếc Ford tuy chưa cũ nhưng đã thua kém xe của nhiều điền chủ khác, trong khi chiếc Chevrolet chỉ mới Vua Bảo Đại có. 



Chiều ngày hôm trước, người tài xế lái chiếc Ford đưa ông bà Hội đồng Trạch và mấy người con từ Bạc Liêu lên Sài Gòn, đêm ngủ ở khách sạn Nam Kỳ, để sáng nay đi mua xe hơi. Ngày hôm sau “cậu Ba” Quy sẽ về đến cảng Sài Gòn.

Vào đầu tháng 7, cậu Ba Quy đánh dây thép từ Pháp về cho biết đã học “thành tài” và chuẩn bị lên tàu về nước. Tin đó làm xôn xao Nhà Lớn (Nhà Lớn là tên mà người dân Bạc Liêu đặt cho tòa nhà đồ sộ, nguy nga nằm bên sông Bạc Liêu). 



Đó là một biệt thự lớn, có lầu, kiến trúc theo kiểu Tây, tuy thua về diện tích khuôn viên, nhưng về kiến trúc và mức độ đồ sộ thì ăn đứt dinh thự của quan chủ tỉnh người Tây. Đó là cơ ngơi của ông đại điền chủ Trần Trinh Trạch.


Và cái ngày ông Hội đồng Trạch cho sửa soạn lại nhà cửa, trang hoàng thật lộng lẫy, để đón cậu quí tử du học từ Pháp "vinh quy bái tổ" đã đến. 



Thế là, một mặt ông sắm chiếc xe hơi loại mới nhất để ra bến cảng Sài Gòn đón cậu Ba Quy đưa về Bạc Liêu.

Lái xe, lái cả máy bay


Chiếc tàu Aramis của hãng Messageries Maritimes chạy tuyến Marseille - Sài Gòn cập bến vào lúc 9h sáng ngày 10.8.1930. Bến cảng Nhà Rồng đông nghẹt người tới đón thân nhân từ Pháp về. Gia đình Hội đồng Trạch đi trên 2 chiếc xe Huê Kỳ ra bến cảng đón con: 



Chiếc Ford đi bấy lâu và chiếc Chevrolet mua ngày hôm trước. 
 
Trong bãi xe đậu trên bến cảng, chiếc Chevrolet của Hội đồng Trạch là nổi bật hơn cả, thiên hạ kéo tới trầm trồ ngắm nhìn. Sau mấy hồi còi vang dài trên sông Sài Gòn, chiếc tàu Aramis xuất hiện, từ từ rẽ sóng tiền về bến Nhà Rồng. Từ trên boong tàu, cậu Ba Quy xuất hiện thật sang trọng, giống như tài tử trên màn bạc trong rạp chiếu bóng. 



Vừa ôm chầm lấy con, ông Hội đồng Trạch vừa hỏi: “Mầy coi oai như Tây. Có dẫn con đầm nào dzìa hông?”. Cậu Ba lắc đầu, mắt đượm buồn vì ông Hội đồng Trạch đã vô tình gợi lại cảnh chia ly giữa cậu và mẹ con cô gái Tây tên Maria trên bến cảng Marseille cách đó gần 1 tháng.

Ba Quy hơi bất ngờ khi được gia đình đưa tới chiếc Chevrolet mới toanh, loại xe này ở bên Pháp chỉ những nhà quý tộc mới dám mua. 



Ba Quy không chịu chui vào hàng ghế sau ngồi cùng cha, mà đẩy sốp-phơ sang một bên, rồi ngồi vào sau vô-lăng, trước cặp mắt kinh ngạc của ông Hội đồng Trạch: “Mầy cũng biết chạy xe nữa à?”. 



Không nói không rằng, Ba Quy depart rồi từ từ lăn bánh một cách điệu nghệ. Trên con đường thiên lý từ Sài Gòn về miền Tây, chiếc Chevrolet chạy như bay, qua mặt tất cả các xe đò lục tỉnh. Tốc độ tăng lên 80, rồi 90km/h, chiếc Chevrolet bỏ lại sau lưng những chiếc xe đò của các hãng Ứng Ký, Đại Đồng nổi tiếng anh chị.

Thuở ấy, xe đò Ứng Ký có sốp-phơ Ba Thẹo nổi tiếng cừ khôi, chưa từng thua bất cứ xe nào trong các cuộc đua trên con đường thiên lý. 



Khi thấy có chiếc xe Huê Kỳ thúc đít, Ba thẹo cười ngạo nghễ lạng qua lạng lại, ra chiều chọc tức chiếc xe phía sau, vừa chạy hết tốc lực, vừa cản đường không cho qua. 



Nhưng chỉ vài đường lạng lách là chiếc Chevrolet vọt qua như ánh chớp. Sôp-phơ Ba Thẹo trố mắt nhìn người lái xe mặc áo veste, đeo cà-vạt, mắt kính gọng vàng, đầu đội nón Mossant có giá bằng tiền lương sốp-phơ cả tháng.

Ông Hội đồng Trạch chỉ biết bấu tay vào thành ghế, nhiều lúc không dám mở mắt khi Ba Quy đua cùng xe đò. Đến khi qua được chiếc xe đò, ông Hội đồng Trạch mới thở phào nhẹ nhõm, hỏi con: “Thằng Ba mầy học hồi nào mà lái còn hơn sốp-phơ xe đò?”. 



Ba Quy trả lời: “Con còn lái được cả máy bay nữa kìa. Ở bên Tây các chủ điền lớn thường đi thăm ruộng bằng máy bay. Mai mốt con sẽ mua máy bay để lái đưa ba đi thăm ruộng như ở bên Tây”.

Ông Hội đồng Trạch đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Khi đi đón con, ông cũng lo sợ cậu Ba Quy qua Tây chỉ ăn chơi lêu lổng chứ không học hành gì, như con một số điền chủ khác mà ông đã từng nghe nói. 



Đến bây giờ thấy cậu Ba Quy lái xe hơi như bay, lại còn lái được cả máy bay, ông đã có thể yên tâm. Ông Hội đồng Trạch còn chưa biết, ngoài 2 bằng lái xe và lái máy bay, Ba Quy còn có mấy tấm bằng chứng nhận về nhảy đầm, kết quả của 3 năm ròng ăn chơi bạt mạng giữa thủ đô Paris hoa lệ, ngoài ra không có bất cứ bằng cấp kỹ sư, bác sĩ gì cả.

Nhà Lớn mở tiệc


Sau một ngày ngơi nghỉ, ông Hội đồng Trạch bàn với cậu Ba Quy về việc đãi tiệc nhân ngày cậu học “thành tài” về nước. Ông Hội đồng Trạch tính mời tất cả người Pháp và giới đại điền chủ trong tỉnh và cả Nam Kỳ, nhưng chỉ mời đàn ông thôi, không mời vợ. 



Với đầu óc Tây học, cậu Ba Quy khuyên cha nên mời cả 2 vợ chồng, như thế Tây họ mới nể trọng, mà giới đại điền chủ Nam Kỳ cũng kính phục vì sự tân tiến của cha con Hội đồng Trạch. 

 


 





Cậu Ba Quy cũng không quên đề nghị tổ chức nhảy đầm. Cậu nói: 


“Đãi tiệc Tây mà thiếu nhảy đầm thì coi như mới đãi có một nửa. Cái gì chớ chuyện nhảy đầm thì các maitre-danseur (vũ sư) ở Paris đều phải kiêng nể con. 



Để đó con lo”. Chu đáo hơn, Ba Quy còn bàn với cha cho sốp-phơ đi Sài Gòn chở về 6 cô vũ nữ thượng hạng để cho khách tha hồ nhảy trong bữa đại tiệc. 



Cậu Ba cũng cho mời cánh nhà báo, cả Tây lẫn Việt, từ Sài Gòn xuống lăng-xê cho bữa tiệc.

Ngày đại tiệc đã tới. Khoảng 500 quan khách đến từ khắp tỉnh Bạc Liêu và cả Nam Kỳ ngồi kín vòng trong, vòng ngoài khu Nhà Lớn. 



Khách sạn Tràng An ở ngay đầu đường lớn nhất thị xã Bạc Liêu xe hơi đậu chật kín.



Xôm tụ nhất có lẽ là chiếc xe chở đám vũ nữ và cánh báo chí đến từ Sài Gòn. 



Cậu Ba chạy ra bắt tay từng nhà báo rồi đưa họ vào giới thiệu với các quan khách đã an vị. Thực đơn đãi tiệc toàn món Tàu do đầu bếp nhà hàng Chợ Lớn đích thân tới nấu.

Theo sắp xếp thì ông bà Hội đồng Trạch đứng ra chào đón quan khách, sau đó cậu Hai Đinh đọc diễn văn giới thiệu ý nghĩa của bữa đại tiệc là chào mừng ngày về của cậu B



Gia đình Hội đồng Trạch bấy giờ mới thấy hết giá trị của cánh nhà báo cả Tây cả ta. Họ đeo lỉnh kỉnh máy ảnh, ghi ghi chép chép, chia nhau đến mọi ngõ ngách của buổi tiệc, phỏng vấn người này, hỏi người kia, đưa máy ảnh lên hết chụp ông bà Hội đồng Trạch, tới chụp cậu Hai, rồi chụp cậu Ba. 



Chính cánh nhà báo đã làm cho buổi đại tiệc trở nên long trọng chưa từng thấy, các đại điền chủ khách chỉ biết há hốc mồm mà nhìn cha con Hội đồng Trạch phô diễn. 



Bấy giờ Hội đồng Trạch mới thấy phục “thằng Ba” con ông sát đất, nó học cao hiểu rộng, lường hết mọi chuyện, mấy trăm đồng ông bỏ ra để rước cánh nhà báo xuống dự tiệc quả là đáng đồng tiền bát gạo.

Cậu Ba Quy đọc diễn văn chào mừng và cảm ơn quan khách. Cậu soạn sẵn bài diễn văn cầm tay để chứng tỏ mình tôn trọng khách, nhưng chỉ cầm tờ giấy cho có lệ, còn lại cậu ứng khẩu phát biểu một bài toàn tiếng Tây lưu loát. 



Bài diễn văn vắn tắt nhưng sắc sảo đã làm vừa lòng mọi người, đại ý: 


Xứ Bạc Liêu quê mùa chứ người không quê; dân Nam có truyền thống trọng văn khinh võ, gia đình nào cũng cố gắng nuôi con ăn học thành tài theo truyền thống để cho con mớ chữ thánh hiền còn hơn để gia tài ruộng sâu trâu nái; gia đình Trần Trinh rất vinh dự khi trong buổi tiệc có sự hiện diện của các nhà trí thức đã khéo nuôi dạy con học thành tài như bác sĩ Lê Quang Trình, kỹ sư Bùi Quang Chiêu...

Rồi cậu Ba Quy chuyển sang cánh nhà báo với giọng chân tình, đại ý: 



Gia đình rất vinh dự được sự quan tâm của giới ngôn luận; các hiệp sĩ ngôn luận của quyền tự do thứ tư đã không ngại đường xa tới nơi cuối đất để chào mừng đứa con của đồng ruộng du học từ Pháp về; hai giới báo chí và nhà nông tuy xa cách nhau mà lại có điểm giống nhau là nhà nông lo cho bao tử, còn báo chí lo cho bộ óc của đồng bào; không có báo chí thì dân quê sống trong u tối, ngu dốt, nhờ có nhật trình mà đời sống nông thôn có chút ánh sáng văn minh... 



Bài diễn văn của Ba Quy được mọi người vỗ tay tán thưởng nhiều chập. Các nhà báo cả Tây lẫn ta đến bắt tay chúc mừng và cảm ơn Ba Quy vì đã đề cao nghề nghiệp của họ.

Đến phần phát biểu cảm tưởng của quan khách, mở đầu là quan tham biện chánh chủ tỉnh. 



Ông ta nói tiếng Pháp, cậu Ba Quy dịch sang tiếng Việt. 



Quan tham biện khen ngợi Hội đồng Trạch là người tiêu biểu nuôi con học hành đỗ đạt, điều đó minh chứng hùng hồn sứ mạng khai hóa của người Pháp. 



Sau đó, nhiều vị khách khác đã lần lượt lên chúc mừng gia tộc Trần Trinh vừa có hào con vừa có hào của.

Tiệc kéo dài đến tối, nối tiếp là buổi dạ vũ sôi động. Sáu cô vũ nữ từ Sài Gòn xuống là hạt nhân cho các quan khách cả Tây lẫn ta bu quanh. 



Buổi dạ vũ kéo dài suốt đêm, đèn điện sáng một góc thị xã, các ngọn cây trong vườn cũng được gắn hàng ngàn bóng đèn li ti đủ màu như bầy đom đóm lập lòe trên ngọn bần ven sông Bạc Liêu. 



Sáng hôm sau, cậu Ba tổ chức tắm biển Bạc Liêu cách đó chừng 7 cây số. Dân vùng biển Mỹ Thanh lần đầu tiên thấy người Sài Gòn mặc đồ tắm nhảy ùm xuống bãi biển nước đậm màu bùn. 



Cậu Ba đem theo nhiều súng hơi để cho khách trổ tài bắn cò, bắn chim đậu đầy quanh các vườn nhãn trên bãi biển. Rồi họ kéo vào các vườn nhãn đặc sản, loại trái to, cơm dày, hạt nhỏ để thưởng thức hương vị Bạc Liêu... 



Mọi người thầm thán phục, chỉ có cậu Ba Quy từ Pháp về mới tổ chức chu đáo đến nhường ấy, làm cho họ có một tiệc vui nhớ đời.

Trong bữa đại tiệc ngày 29.9.1930 tại Nhà Lớn mừng ngày cậu Ba Quy từ Pháp trở về, người ta thấy cậu Ba trao danh thiếp cho khách, trên đó ghi: 



Trần Trinh Huy - Proprietaire foncier - Bạc Liêu. 



Cậu Ba giải thích: Lật từ điển Hán - Việt ra xem, thấy “Quy” có nghĩa là rùa, nhưng cũng còn có nghĩa là quy đầu (của dương vật). 



Vẫn biết đó là bộ phận tối quan trọng của người đàn ông, không có nó thì không có sự sống, nhưng cậu Ba nhất định không chịu lấy nó làm tên cho mình, mà chọn một cái tên khác có âm gần giống là Huy. 


Chữ Huy ở đây có nghĩa là ánh sáng mặt trời, còn có nghĩa khác là ngọc (trong chữ huy thạch). 



Vậy là từ đó, cậu Ba Quy chính thức đổi tên là Trần Trinh Huy, cái tên gắn bó với danh tiếng Công tử Bạc Liêu còn lưu truyền đến hậu thế.

 Công tử Bạc Liêu đốt tiền để làm đuốc tìm tiền 
 
   Trong hàng chục, hàng trăm “chiêu trò” làm cho Công tử Bạc Liêu lưu danh hậu thế, có lẽ câuchuyện “đốt tiền làm đuốc” là nổi bật hơn cả. 

 
Thật ra, so với khối tài sản khổng lồ khoảng 5 tấn vàng mà Trần Trinh Huy cả đời hoang phí thì chuyện “đốt tiền làm đuốc” chỉ như hạt cát trong sa mạc. Đó chỉ là tờ giấy bạc “con công” mệnh giá 100 đồng Đông Dương, tương đương với khoảng 15 triệu đồng hiện nay. 
 
Có thể nói, đây là “phi vụ” hiệu quả nhất của Công tử Bạc Liêu trong suốt cuộc đời mình - chi phí thấp nhất đem lại hiệu quả cao nhất. Nhưng trước hết, hãy nói về chuyện phung phí đầu tiên sau khi về nước của Ba Huy - mua máy bay đi thăm ruộng.
 
  Người Việt Nam đầu tiên có máy bay riêng

 
  Nếu không tính Vua Bảo Đại được trang bị máy bay riêng từ tiền ngân khố quốc gia lúc ấy, thì Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy là người Việt Nam đầu tiên có máy bay riêng. 

 
Từ Pháp trở về, sau khi được ông Hội đồng Trạch tổ chức đại tiệc để ra mắt giới quan chức, điền chủ khắp lục tỉnh Nam Kỳ, Ba Huy dành 3 tháng làm một chuyến du ngoạn khắp từ Nam chí Bắc bằng chính chiếc xe Chevrolet mà ông Hội đồng Trạch mới mua. Trong chuyến đi xuyên Việt này, Ba Huy có dịp xài tiền như nước, ước tính lên đến vài triệu đồng Đông Dương lúc đó, tương đương gần 10kg vàng.
 
  Trở về Bạc Liêu, Ba Huy được ông Hội đồng Trạch tin cẩn giao cho cai quản cơ ngơi làm ăn của cả gia đình: Hơn 100 ngàn hécta ruộng lúa và hơn 50 ngàn hécta ruộng muối ở Bạc Liêu và các tỉnh lân cận. 

 
Điều đó cũng dễ hiểu, trong số các con của Hội đồng Trạch, Ba Huy là người học cao hơn hết, lại chứng tỏ bản lĩnh, sự lịch lãm hơn người, vì vậy mà được cha tin tưởng giao trông coi toàn bộ cơ nghiệp của gia đình.
 
  Tiếp nhận chuyện quản lý “vương quốc” đồng ruộng cò bay thẳng cánh này, Ba Huy thuyết phục ông Hội đồng Trạch mua máy bay để... đi thăm ruộng. Trước đó, ông Hội đồng Trạch đi thăm ruộng bằng xe hơi đối với đường bộ, hoặc bằng ghe máy khi phải đi trên sông, ông còn chưa nghĩ tới chuyện trang bị xuồng máy cao tốc. Ba Huy cho rằng như vậy là quá lạc hậu.

 
  Thuở ấy, trên toàn nước Nam chỉ mới có Vua Bảo Đại là có máy bay riêng. Vua Bảo Đại thường dùng máy bay để bay từ Huế vào Sài Gòn đánh bạc, rồi bay lên Đà Lạt nghỉ ngơi, bay đi Buôn Ma Thuột săn thú... 

 
Bằng cách khéo léo thuyết phục rằng nếu dòng họ Trần Trinh không sớm sắm máy bay, các đại điền chủ khác sẽ sắm, gia tộc Trần Trinh sẽ mất cơ hội là gia đình đầu tiên ở nước Nam có máy bay (trừ Vua Bảo Đại).
 
Ba Huy đã thuyết phục được ông Hội đồng Trạch bỏ một núi tiền để mua máy bay. Một hợp đồng mua máy bay, loại 2 cánh quạt, 2 chỗ ngồi, đã được Công tử Bạc Liêu ký với hãng cung cấp máy bay của Pháp. Theo một vài nguồn thông tin, giá trị hợp đồng lên đến vài chục triệu đồng Đông Dương, tương đương hơn 100kg vàng.
 
  Khi máy bay chưa về tới Sài Gòn, nhờ Ba Huy quan hệ tốt với cánh báo chí, vào ngày 24 tháng 6 năm 1932, trên tờ báo La Courrier Saigonnais đã loan tin giật gân Công tử Bạc Liêu mua máy bay với tít lớn ở trang nhất: “M.Tran Trinh Huy propriétaire à Baclieu possède un avion et il aménager une piste d atterrissage sur sa propriété à Camau”, có nghĩa “Ông điền chủ Trần Trinh Huy sắm một chiếc máy bay và làm sân bay trên đất của ông ở Cà Mau”. 



Ông Trần Trinh Đức bên chân dung của cha mẹ (Công tử Bạc Liêu và vợ) trong khách sạn Công tử Bạc Liêu ngày nay.

Người dân Sài Gòn và các điền chủ Nam Kỳ còn đang nửa tin nửa ngờ thì máy bay về tới Sài Gòn thật. Cũng bằng cách nhờ báo chí lăngxê, hình ảnh Ba Huy và chiếc máy bay “thứ hai ở Việt Nam” xuất hiện trang trọng trên trang nhất của nhiều tờ báo. 


Ba Huy đánh dây thép kêu tài xế chở ông Hội đồng Trạch từ Bạc Liêu lên Sài Gòn để đích thân Ba Huy lái máy bay đưa cha trở về Bạc Liêu. 
 
Đó lại là một ngày đáng nhớ của gia đình Hội đồng Trạch. Nhìn Ba Huy cho máy bay chạy “như bay” trên đường băng Tân Sơn Nhất, rồi nhấc mình khỏi mặt đất, ông Hội đồng Trạch chỉ biết ôm chặt thành ghế, chỉ sợ rớt xuống đất. 

Đến khi máy bay lấy độ cao, thăng bằng trở lại, ông mới dám mở mắt ra.

Lần đầu tiên được bay lên trời, ông Hội đồng Trạch vừa mừng vừa lo, không biết thằng con Ba Huy có bay được về tới Bạc Liêu không. 

Ông mặc áo dài khăn đóng đàng hoàng, như thể đi lễ hội. Ba Huy chưa vội trực chỉ hướng Tây Nam, mà cho máy bay lượn một vòng quanh thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn và chỉ cho ông Hội đồng Trạch đâu là sông Sài Gòn, đâu là Chợ Lớn, ngoài xa là biển Đông...

Từ trên mây nhìn xuống đất, ông Hội đồng Trạch không chớp mắt, ra chiều thú vị. Bất ngờ ông vỗ đùi cái đét nói: “Trên này ngó xuống đất chỉ thấy phía dưới mờ bụi đỏ. Mà “bụi đỏ” chữ Nho có nghĩa là “hồng trần”. Hèn chi người xưa nói cuộc đời là hồng trần, bây giờ đi máy bay tao mới hiểu”. 

Ba Huy mỉm cười giải thích: “Không hẳn vậy đâu ba. Tại bên dưới là vùng Gò Vấp đất đỏ, nên khi gió cuốn ba thấy mù bụi đỏ. Chút nữa tới vùng đồng bằng đất đen xứ mình, gió cuốn bụi đen sì, lúc đó đâu còn là hồng trần”.

Máy bay lướt qua sông Tiền, rồi sông Hậu, cậu Ba Huy hướng máy bay về phía Sóc Trăng, nơi đó có Bãi Xào, là một trong những sở đất trồng lúa lớn nhất của ông Hội đồng Trạch. Xong, Ba Huy bay ra phía biển, cho máy bay bay cặp theo bờ biển hướng về phía Bạc Liêu, bên dưới là những sở ruộng làm muối của Hội đồng Trạch chạy dài theo biển.

Theo hướng chỉ tay của Ba Huy, ông Hội đồng Trạch thấy từ xa ở phía dưới là “châu thành Bạc Liêu”. Chiếc máy bay lượn mấy vòng trên bầu trời thị xã Bạc Liêu để cho ông Hội đồng Trạch thấy đâu là Nhà Lớn của mình, đâu là sông Bạc Liêu và chiếc cầu Quay bắc qua sông. 

Chiếc máy bay bay vòng tròn, theo hình trôn ốc, hạ thấp dần, lấy tâm là Nhà Lớn. Cả gia đình ông Hội đồng Trạch và dân thị xã Bạc Liêu đã được báo trước, họ đứng phía dưới vẫy chào chiếc máy bay đang lượn qua lượn lại trên đầu. 
 
Ý ông Hội đồng Trạch còn muốn “quần thảo” trên bầu trời Bạc Liêu thêm nữa, nhưng Ba Huy nhìn đồng hồ báo nhiên liệu rồi bảo với cha là “sắp hết xăng”, vì vậy ông Hội đồng Trạch mới chịu đi tiếp. 

Chiếc máy bay trực chỉ hướng thị xã Cà Mau, cách Bạc Liêu 60 cây số, nơi có sân bay cá nhân của gia đình Hội đồng Trạch vừa được xây dựng trước đó trên chính sở ruộng của mình. 

Từ Cà Mau, ông Hội đồng Trạch trở về Bạc Liêu bằng xe hơi, còn cậu Ba Huy thì ở lại với chiếc máy bay để hàng ngày bay đi thăm ruộng.

Thường thì Ba Huy bay một mình, nói là thăm ruộng nhưng chủ yếu là để thỏa cái thú ăn chơi của mình. Thỉnh thoảng Ba Huy cũng lái máy bay đưa ông Hội đồng Trạch đi thăm các sở ruộng ở Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng. 

Có một lần Ba Huy một mình lái máy bay đi thăm ruộng ở Cà Mau. Cao hứng, Công tử Bạc Liêu bay dọc theo bờ biển về phía Rạch Giá, Hà Tiên, nơi không có ruộng nương nào cả của gia đình Hội đồng Trạch. 

Ba Huy phát hiện một điều thú vị, từ trên cao nhìn xuống, bờ biển Tây từ Cà Mau tới Rạch Giá như một đường thẳng chứ không gấp khúc như những bờ biển nơi khác.

Ba Huy cứ men theo đường thẳng ấy mà bay, để rồi mất phương hướng bay lạc sang Campuchia, bay tiếp qua cả Thái Lan. Máy bay hết xăng, Ba Huy xin đáp khẩn cấp xuống đất Thái Lan. Nhà chức trách Thái Lan đã phạt Ba Huy số tiền lớn về tội xâm nhập không phận trái phép.

Ba Huy đánh dây thép về Bạc Liêu, ông Hội đồng Trạch phải cho chở 3 chiếc ghe chày loại lớn đầy lúa qua tận Thái Lan để nộp phạt chuộc Ba Huy và máy bay đem về. Ước tính số tiền nộp phạt khoảng vài ngàn đồng Đông Dương, tương đương khoảng 10kg vàng.

Trong các sử liệu không thấy ghi số phận sau này của chiếc máy bay của Công tử Bạc Liêu. Có người nói Ba Huy chơi mãi cũng chán nên bán rẻ lại cho người khác. Có người nói do sân bay ở gần vùng biển gió mặn nên sớm xuống cấp, rồi hư hỏng, Ba Huy phải bỏ “trồng hành”. Chỉ một thú tiêu khiển của Công tử Bạc Liêu đã ngốn mất hàng trăm ký vàng!

Công tử, có 2 công tử...

Việc Ba Huy chơi trội nổi tiếng ở đất Bạc Liêu đã làm không ít công tử con của đại điền chủ khác ở Nam Kỳ thấy nóng mặt. Không ít người trong họ muốn “thi đấu” với Công tử Bạc Liêu, nhưng chỉ có một người nổi lên ngấp nghé với đẳng cấp ăn chơi của Ba Huy, đó là Lê Công Phước (còn có tên George Phước, hay Công tử Mỹ Tho) - con ông Đốc phủ Lê Công Sủng ở tỉnh Mỹ Tho (Tiền Giang ngày nay). 

Người đời gọi Lê Công Phước là Công tử Mỹ Tho để phân biệt với Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy. Cũng có nhiều người gọi George Phước là Bạch công tử (vì có nước da trắng) để phân biệt với Hắc công tử Trần Trinh Huy (vì có nước da ngăm đen).

Lê Công Phước sinh năm 1900, còn Trần Trinh Huy sinh năm 1901. 

Họ cùng du học bên Pháp và cùng ăn chơi nổi tiếng ở giữa Paris tráng lệ. Nếu như Ba Huy học nhảy đầm và lái máy bay thì George Phước vì mê cải lương nên theo học “hàm thụ” về sân khấu. 
  Ba Huy nổi tiếng trong các vũ trường, thì George Phước hay la cà trong các nhà hát nổi tiếng. Cả hai cùng nổi tiếng đào hoa, Ba Huy sống như vợ chồng với một cô gái Pháp chính hiệu và có với nhau một người con, còn George Phước lại cặp kè với một cô gái Nga có dòng dõi Sa hoàng, đẹp như hoa hậu.

Bên Pháp, Ba Huy và George Phước có quen biết nhau, vì cùng là dân “lục tỉnh Nam Kỳ” và cùng ăn chơi nổi tiếng. Sau khi về nước, Ba Huy sắm xe hơi đắt nhất Nam Kỳ, rồi mua cả máy bay để đi thăm ruộng, trở thành người Việt Nam đầu tiên sở hữu máy bay tư, thì George Phước cũng chọn cách chơi nổi không kém, ông sắm cho mình cả một đoàn hát cải lương và cho đóng những chiếc du thuyền sang trọng để đưa đoàn cải lương đi hát khắp Nam Kỳ.

Thời ấy, cải lương rất được trọng vọng ở miền Tây Nam Bộ, vì vậy mà đoàn cải lương Huỳnh Kỳ của George Phước với trang bị hiện đại như những đoàn ca kịch bên Pháp, đã làm cho tên tuổi của George Phước nổi như cồn, không thua kém Ba Huy. Vì vậy mà 2 “con hổ” về món ăn chơi ở miền Tây Nam Bộ này trở thành kỳ phùng địch thủ, ai cũng muốn mình nổi hơn người kia. Để rồi hễ có dịp là họ lao vào cuộc tỉ thí để phân định đẳng cấp.

Vì cả hai cùng giàu có (gia đình Ba Huy giàu hơn gia đình George Phước), nên hai tay công tử lừng danh nhất Nam Kỳ này tỉ thí với nhau chính là ném tiền ra để chinh phục người đẹp. 

Thuở ấy, có một người phụ nữ được phong “Hoa hậu Đông Dương” tên là Trần Ngọc Trà, thường gọi là cô Ba Trà. Cô Ba Trà đẹp đến nỗi Ngân hàng Đông Dương lúc đó đã in hình của cô trên giấy bạc; 
Nhà Dây thép cho vẽ hình cô để in thành tem thư. Cô Ba Trà thực sự là một bà hoàng không ngai làm các ông phủ, ông huyện, các công tử, thầy thông, thầy ký đều nhìn cô thán phục, thèm thuồng...

Công tử Bạc Liêu và Công tử Mỹ Tho vì vậy mà cũng lao vào cuộc chinh phục cô Ba Trà để chứng tỏ đẳng cấp của mình. Người đời kể rằng, hễ Hắc công tử tặng cô Ba Trà món đồ gì quý, thì Bạch công tử cũng tìm mua cho kỳ được món quà đắt hơn để tặng. 

 
Để rồi Công tử Bạc Liêu cũng làm tương tự, vì vậy mà cô Ba Trà được tặng không biết bao nhiêu quà tặng quý giá của hai người đàn ông ăn chơi nhất Nam Kỳ, từ quần áo hàng hiệu, dây chuyền, nhẫn hột xoàn, thậm chí cả nhà cửa, xe hơi.

Tính ra, Công tử Bạc Liêu đã “ném” vào cô Ba Trà khoảng chục triệu đồng Đông Dương, tương đương 40 - 50kg vàng. Dù vậy, hai vị “đại công tử” không ai chinh phục được trái tim của cô Ba Trà. 
Cô Ba Trà chọn một người đàn ông khác làm chồng và cuộc đời của cô cũng kết thúc trong nghèo khó không khác gì hai vị “đại công tử” từng đổ hàng đống tiền để cung phụng cô.

Người đời sau ít ai ngờ rằng người nghệ sĩ đáng kính - NS Phùng Há cũng từng có một thời liên quan đến 2 vị “đại công tử” nói trên. 

Bà là một nghệ sĩ cải lương lừng danh vào thập niên 1930, cũng được cả Công tử Bạc Liêu và Công tử Mỹ Tho thi nhau chinh phục, nhưng cuối cùng phần thắng thuộc về Công tử Mỹ Tho. 

Nghệ sĩ Phùng Há bắt đầu nổi tiếng vào đầu thập niên 1930 và tên tuổi của bà tiếp tục tỏa sáng trên bầu trời nghệ thuật cải lương cho đến khi qua đời vào năm 2009, thọ 98 tuổi. Bà chính là người nghệ sĩ có đóng góp nhiều nhất cho cải lương trong thế kỷ XX. 
 
Công tử Mỹ Tho không giàu bằng Công tử Bạc Liêu, nhưng lại được học hành bên Pháp về nghệ thuật sân khấu và là đồng hương Mỹ Tho của cô Bảy Phùng Há, nên đã chiến thắng trong cuộc đua chinh phục trái tim người nghệ sĩ tài danh này.

Cô Bảy Phùng Há trở thành vợ của George Phước trong 7 năm, sinh được 2 đứa con, nhưng cũng phải chịu  đau khổ cùng cực vì thói ăn chơi sa đọa của chồng. Hai đứa con của họ đã chết trong những ngày đau khổ ấy. Về sau họ chia tay, Bạch công tử trở nên nghèo khó, chết không đất chôn.

Về cuối đời, vào năm 2001, bà Phùng Há đã cất công đi tìm được mộ Bạch công tử - một ngôi mộ đất bỏ hoang, để xây mồ mả đàng hoàng cho người chồng cũ. Cũng chính cô Bảy Phùng Há đã là duyên cớ để Công tử Bạc Liêu và Công tử Mỹ Tho thi thố chuyện đốt tiền, để lại giai thoại thuộc loại nổi tiếng nhất trong lịch sử ăn chơi bạt mạng của những công tử trên đất Nam Kỳ.

Đốt tiền làm đuốc tìm tiền

Câu chuyện có thật này xảy ra ở thị xã Bạc Liêu và nhanh chóng được đồn thổi khắp Nam Kỳ, lên cả mặt báo. Đó là lần gánh hát Huỳnh Kỳ do Công tử Mỹ Tho mới thành lập về hát ở Bạc Liêu, gần nhà của Công tử Bạc Liêu. 

Lúc đó cô Bảy Phùng Há là đào chính của gánh hát Huỳnh Kỳ, nhưng chưa thành vợ của George Phước. Cả Ba Huy và George Phước cùng đang theo đuổi, chinh phục người nữ nghệ sĩ tài năng. Vì là chỗ quen biết, cũng là để khoe mẽ, nên khi gánh hát Huỳnh Kỳ của mình về Bạc Liêu, Công tử Mỹ Tho đã đích thân đến Nhà Lớn mời Công tử Bạc Liêu đến xem tuồng hát.

Vở diễn kéo màn, hai vị “đại công tử” ngồi gần nhau trên hàng ghế đầu, xung quanh là nhiều quan chức tỉnh Bạc Liêu. Trong lúc mọi người đang say sưa hướng mắt về sân khấu xem cô Bảy Phùng Há xuống câu vọng cổ ngọt ngào trong vở cải lương “Lữ Bố - Điêu Thuyền”, George Phước rút thuốc hút, tình cờ làm rơi tờ giấy bạc “bộ lư” (mệnh giá 5 đồng Đông Dương) xuống nền. 
Công tử Mỹ Tho cúi xuống tìm nhặt tờ giấy bạc, nhưng trong rạp ánh sáng lờ mờ, nên tìm hoài không được.

Công tử Bạc Liêu thấy lạ hỏi: “Toa làm gì đó?”. “Moa làm rớt tờ giấy bạc” - Công tử Mỹ Tho trả lời. Trong bóng tối, không ai nhìn thấy một thoáng nhíu mày toan tính của Công tử Bạc Liêu.

Như phát hiện ra điều gì đó thú vị, Ba Huy mỉm cười, rồi không nói không rằng, bất ngờ móc túi lấy tờ giấy bạc “con công” (mệnh giá 100 đồng Đông Dương, tương đương khoảng 15 triệu đồng hiện nay) rồi lạnh lùng bật hộp quẹt đốt để làm “đuốc” soi cho Công tử Mỹ Tho tìm tờ giấy bạc bị đánh rơi.

Chuyện “đốt tiền làm đuốc” diễn ra trước mắt nhiều người, toàn là dân có máu mặt, nên sau đó họ đồn thổi thành chuyện ly kỳ giữa Công tử Bạc Liêu và Công tử Mỹ Tho. George Phước bị chơi một vố quá nặng, quá mất mặt trước mọi người.

Chuyện kể tiếp rằng, do bị thua một vố quá đau trong vụ đốt tiền làm đuốc ở Bạc Liêu, nên Bạch công tử tìm cách trả đũa lại Hắc công tử và ông đã ra lời thách đấu, cũng liên quan đến chuyện đốt giấy bạc. 
Đó là thi nhau đốt giấy bạc để nấu nồi chè đậu xanh, ai nấu nồi chè sôi trước người ấy thắng. 
Hắc công tử đã nhận lời thách đấu và cuối cùng George Phước đã chiến thắng, đòi lại được món nợ trong rạp hát ngày nào. Sau này có nhạc sĩ đã dựa vào giai thoại trên để viết bài hát về Công tử Bạc Liêu “đốt tiền nấu trứng tỏ ra mình giàu”.

Một lần, người viết bài này đã có buổi tối ngồi nhậu rượu đế với ông Trần Trinh Đức - năm nay 65 tuổi, con trai Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy. 

Theo lời ông Đức thì lúc còn sinh thời của Công tử Bạc Liêu, ông Đức đã từng hỏi cha về các giai thoại đốt tiền nói trên. Công tử Bạc Liêu xác nhận với con có chuyện đốt tờ giấy bạc làm đuốc trong rạp hát, như là cách ông chơi trội đối với George Phước. 

Còn chuyện thi đốt tiền nấu chè đậu xanh thì đúng là George Phước có thách thức thật, nhưng Công tử Bạc Liêu đã từ chối khéo.

Ông nói với con: “Để tiền chơi gái sướng hơn, chứ tội gì đốt cả đống tiền để nấu chè. Chưa biết chừng Tây nó nghe chuyện bắt bỏ tù cũng nên vì tội hủy hoại nhiều giấy bạc.









 Cuộc đời tình ái vô cùng phóng đãng của Công tử Bạc Liêu (1)

Không ai có thể đếm được hết số vợ và con của Công tử Bạc Liêu. Là một người đàn ông ăn chơi nổi tiếng cả ở Pháp và Việt Nam, Ba Huy đã để lại “dọc đường gió bụi” không biết bao nhiêu mối tình, không biết mấy chục đứa con rơi. Bài viết sau đây chỉ điểm lại những mối tình có để lại “dấu ấn”, tức có con cái, được gia tộc Trần Trinh thừa nhận. 
 

 Cuộc đời tình ái vô cùng phóng đãng của Công tử Bạc Liêu (2)

 

Người vợ đầu tiên

Ba Huy chính thức cưới vợ vào năm 1934, một cô gái Bạc Liêu chính hiệu. Nhưng trước đó 10 năm, Ba Huy đã có con với một cô gái Pháp. Một ngày đầu năm 1936, tức gần 6 năm sau khi Ba Huy từ Pháp trở về Bạc Liêu, tại Nhà Lớn xảy ra một chuyện làm xôn xao cả tỉnh Bạc Liêu. Một chiếc xe “Huê Kỳ” sang trọng đậu lại trước cổng Nhà Lớn. Một người Pháp bước xuống xe, hỏi tìm Trần Trinh Huy.

Ba Huy bất ngờ khi nhận ra đó là người bạn thân tên Francois làm việc ở Sở Hỏa xa Sài Gòn mà Ba Huy quen lúc “du học” bên Pháp. Họ siết chặt tay nhau mừng rỡ, Ba Huy hỏi: “Ngọn gió nào đưa toa tới xứ Bạc Liêu heo hút của moa?”. Francois chỉ vào chiếc xe còn đang nổ máy: “Ngọn gió từ Paris chứ còn ngọn gió nào”.

Ba Huy giật mình, mặt biến sắc khi nhìn vào ghế sau chiếc xe hơi, trong ấy có một phụ nữ Pháp và một cậu bé. Sau đó, người đàn ông nổi tiếng phong lưu Ba Huy cũng lấy lại bình tĩnh, mở cửa xe cho hai mẹ con cô gái Pháp bước xuống. 
Ba Huy và cô đầm ôm hôn nhau thắm thiết ngay trước mắt mọi người. Mọi người trong Nhà Lớn và người dân xung quanh thấy lạ, bu coi như coi hát.

Sau khi hôn hít “như Tây”, cô đầm kéo đứa bé cùng đi tới trước Ba Huy nói: “Đây là thằng Richard con của anh. Lúc anh rời Paris nó còn bồng trên tay, nay đã lên 6 tuổi”. Cậu Ba Huy không kiềm được xúc động, cúi xuống ôm thằng bé vào lòng. Đứa bé mang 2 dòng máu Pháp -Việt cao lớn hơn bình thường, mới 6 tuổi mà nó đã cao ngang ngực cha.

Một cách tự tin, Ba Huy dắt mẹ con cô đầm và người bạn Pháp tới trước mặt ba má thưa: “Thưa ba má, đây là hai mẹ con cô Marie và cậu bé Richard. 
Trong thời gian sống bên Pháp, con có tình yêu với cô Marie và có được đứa con tên là Richard. Nhưng con nhớ lời ba dặn trước khi đi Pháp là “không được cõng về nhà con đầm hái nho”, nên ngày con về nước đã để lại cho 2 mẹ con Marie một số tiền sinh sống, chứ không đưa về Việt Nam”. 


Anh Trần Trinh Đức - con người vợ thứ ba của Công tử Bạc Liêu.

Chuyện Ba Huy có “vợ đầm”, ông bà Hội đồng Trạch có nghe đám gia nhân xầm xì bàn tán, nhưng chưa khi nào nghe chính miệng Ba Huy thú nhận.

Thực ra trong 3 năm sống ở Paris, không kể những cô đầm “bán hoa”, Ba Huy có tổng cộng 5 mối tình, tức có yêu thương nhớ nhung, có thời gian đủ dài sống bên nhau, họ toàn là gái Pháp. 



Đậm nhất và lâu bền nhất trong số đó là cô gái làm nghề caissier (thu ngân) có mái tóc màu vàng kim. Thuở mới chân ướt chân ráo từ Việt Nam sang Pháp, Ba Huy tỏ ra hứng thú khi các đàn anh đi trước mách bảo “chơi cho biết mùi Pháp”, “trả thù dân tộc”...

Nhờ có sẵn tiền rủng rỉnh trong túi, Ba Huy không khó để cặp bồ với các cô đầm mắt xanh mũi lõ. Một lần, khi đến tiệm càphê nổi tiếng nằm bên bờ sông Siene, Ba Huy bị ánh mắt sâu thẳm của cô caissier hớp hồn. Vậy là quán càphê bên bờ sông bỗng mọc lên “cây si” để cho cậu công tử đến từ vùng đất xa xôi Bạc Liêu hằng ngày tới đứng tựa.

Tung hàng đống tiền ra chinh phục, Ba Huy dễ dàng “cưa đổ” cô gái Pháp xinh đẹp, gia đình nền nếp. 



Ban đầu Ba Huy tính chơi qua đường cho vui, nhưng rồi Ba Huy thấy yêu thương Marie thật sự, chủ động để cho có con và đặt tên là Richard. Khi cậu bé được 7 tháng, Ba Huy phải lên đường về nước. 



Ba Huy đánh dây thép về nước kêu gia đình gửi qua một lượng tiền lớn, tương đương hàng chục ký vàng, nói là chi phí “kết thúc du học”, thực tế là để lại cho mẹ con Marie sinh sống. Trở về nước, với bao công việc và bao mối tình mới, Ba Huy không có thời gian để nhớ tới cô gái Pháp và đứa con rơi ở Paris.

Bà Hội đồng ngoắc đứa bé đến ôm trong vòng tay, bà nói: “Vậy ra đây là cháu nội đích tôn của mình!”. 



Cô Marie nãy giờ đứng im lặng chờ xem phản ứng của gia đình “chồng”, thấy thái độ của họ ra vẻ thân thiện, cô an tâm, nói với con bằng tiếng Pháp: “Con chào ông bà đi con!”. 



Ông Hội đồng Trạch miễn cưỡng phải nhìn nhận cháu nội, nhưng cũng thở dài mắng yêu cậu Ba Huy: “Cái thằng Ba này, muốn là làm, bất kể “quân thần”!”.

Sự thể đã rồi, Ba Huy đã có con với cô đầm, nay hai mẹ con đã tìm tới đây, gia đình cũng đã nhìn nhận cháu nội. 



Nhưng ông bà Hội đồng Trạch cảm thấy không ổn vì Ba Huy vừa mới cưới vợ, ông bà Hội đồng Trạch vừa mới kết thông gia với ông Bá hộ Mín, nếu xử sự không khéo rất dễ mếch lòng, rồi người ta nói ra nói vào, ảnh hưởng thanh danh gia đình. 



Bàn tới tính lui, cuối cùng Ba Huy quyết định chỉ để 2 mẹ con Marie ở lại Bạc Liêu một thời gian, rồi cho hai mẹ con một số tiền lớn để về Pháp sống. Tin không chính thức cho hay số tiền đó tương đương vài chục ký vàng - đủ để Marie sống và nuôi Richard ăn học tới tuổi trưởng thành.   
 
Những người vợ được cưới hỏi
 
  Người vợ đầu tiên của Ba Huy được cưới hỏi đàng hoàng tên Ngô Thị Đen, con của một ông bá hộ giàu có trong vùng. Biết tính chồng phong lưu, đào hoa, bà Đen âm thầm chịu đựng. Bà về làm dâu gia tộc Trần Trinh năm 1934, ba năm sau mới sinh được một người con gái đặt tên là Trần Thị Lưỡng.

 
  Có thể do số bà hiếm con, cũng có thể do Công tử Bạc Liêu chồng bà quá “dọc đường gió bụi” mà bà Đen chỉ có với Ba Huy một đứa con duy nhất. 

 
Bà Đen sống âm thầm, tự làm cái bóng mờ bên cạnh người chồng lúc nào cũng nổi đình nổi đám. 
Bà dồn hết thời gian, tâm trí để lo cho đứa con gái. Nhờ đó mà cô Lưỡng đã ăn học đàng hoàng, chứ không ăn chơi lêu lổng như những đứa con khác của Công tử Bạc Liêu. 
 
  Cô Hai Lưỡng được đưa lên học trường trung học Couvent des Oiseaux (Chim Non) ở Đà Lạt, nơi được giới giàu có, quan chức khắp Nam Kỳ đưa con tới học. 

 
Tại Đà Lạt, cô nữ sinh Trần Thị Lưỡng đã gặp và phải lòng anh sinh viên trường Yersin tên Trần Duy Quang, người mà sau khi tốt nghiệp đại học đã được Vua Bảo Đại chọn làm thư ký riêng.
 
Thế nhưng, cuộc hôn nhân với thư ký của Vua Bảo Đại không kéo dài được lâu, cô Hai Lưỡng đi tiếp bước nữa với một viên chức người Pháp và cô theo chồng về định cư bên Pháp cho tới cuối đời. 
 
  Từ khoảng năm 1955, khi đã quá chán ngán cái cảnh “chồng chung” bởi Công tử Bạc Liêu có hết bà vợ này tới bà vợ khác, bà Ngô Thị Đen đã rời bỏ Bạc Liêu để qua Pháp sống với con gái Trần Thị Lưỡng. 

 
Từ đó cho tới khi qua đời vào năm 1972, bà Đen chỉ về Bạc Liêu vài ba lần vào các ngày đám tang của cha mẹ hai bên. 
 
Bà Đen mất tại Thụy Sĩ và được chàng rể Pháp thuê máy bay Dacota chở quan tài về Sài Gòn, rồi đưa về an táng ở Bạc Liêu trong khu mộ của gia tộc Trần Trinh.
 
  Người đàn bà thứ hai được Ba Huy cưới hỏi là một cô gái đẹp trên Sài Gòn (không rõ họ tên của bà). Bà có với Ba Huy hai đứa con (một trai, một gái), đặt tên là Hiếu và Thảo. Cô Thảo giống mẹ, xinh đẹp và dịu dàng, khi lớn lên đã lập gia đình với một người đàn ông trí thức, về sau là Chánh án Tòa án Biên Hòa.
  Một người vợ được cưới hỏi tiếp theo của Ba Huy gốc người Mỹ Tho, tên Trần Thị Hai. Bà Hai ở với Công tử Bạc Liêu sinh được 2 người con trai, đặt tên là Trần Trinh Nhơn và Trần Trinh Đức. 
Anh Trần Trinh Đức là hậu duệ duy nhất của Công tử Bạc Liêu hiện nay đang sống ở quê nhà Bạc Liêu, nhưng sống nghèo khó, vừa mới được trao “nhà tình thương”.
  Người vợ cuối cùng
  Người vợ cuối cùng được Ba Huy cưới hỏi đàng hoàng nhỏ hơn ông tới 40 tuổi. Bà tên Nguyễn Thị Ba, xuất thân trong gia đình nghèo, sống bằng nghề gánh nước mướn ở cạnh công viên Tao Đàn - Sài Gòn.
  Công tử Bạc Liêu cưới bà Ba lúc ông đã ngoài 60 tuổi, bà Ba mới ngoài hai mươi. Đó là vào khoảng năm 1961, Ba Huy sống một mình trong căn biệt thự ở đường Taberd (Nguyễn Du ngày nay) Sài Gòn. 
Một buổi chiều, khi đứng trên bao lơn ngôi biệt thự hóng gió, bỗng Ba Huy nhìn thấy một cô gái gánh nước dưới đường.
  Khuôn mặt xinh xắn, vóc dáng khỏe mạnh, đôi ngực phập phồng, đôi mắt đen láy, mái tóc mượt đen của cô gái đã hớp hồn cụ già đa tình đang sống cô đơn. Công tử Bạc Liêu đêm về không ngủ được, cứ nhớ đến hình dáng của cô gái gánh nước mướn.
  Ba Huy lân la tìm hiểu và biết cô gái gánh nước mướn là con của ông già sửa xe đạp trước cổng công viên Tao Đàn. 
Ba Huy bước thẳng tới căn chòi vừa làm chỗ sửa xe, vừa làm chỗ ở của gia đình ông già, đặt thẳng vấn đề với người thợ sửa xe: “Con gái của ông đẹp quá! Người đẹp như vậy phải được sống trong giàu sang nhung lụa, chứ không thể sống nghèo nàn, gánh nước mướn như vầy. 
Tôi có thể làm cho cha con ông sống sung sướng nếu ông chịu gả con gái ông cho tôi. Sau khi con ông về làm vợ tôi, tôi sẽ tặng ông căn phố lầu để gia đình ông sống đàng hoàng”. 
Trước khi chia tay ông già sửa xe đạp, Ba Huy để lại danh thiếp và một số tiền “trà nước” tương đương cả lượng vàng.
Hai hôm sau Ba Huy quay trở lại, lúc ấy cô gái gánh nước mướn đã đứng lấp ló phía phòng trong, chỉ đợi cha kêu là bước ra chào khách. 
Một tháng sau đám cưới diễn ra ở một nhà hàng sang trọng ở Sài Gòn. Ba Huy giữ đúng lời hứa, tặng cho cha vợ cả ngôi phố lầu ở trung tâm Sài Gòn có giá trị cả ngàn lượng vàng (khoảng 50kg). 
Ba Huy sống với bà Ba hơn 10 năm cuối đời khi sức đã tàn, lực đã kiệt (Công tử Bạc Liêu mất năm 73 tuổi), nhưng cũng còn đủ sức để có với bà 4 người con, được đặt tên rất kêu là Hoàng - Toàn - Trinh - Nữ.
  Đó là những người vợ được Ba Huy cưới hỏi đàng hoàng, được gia tộc Trần Trinh thừa nhận, những đứa trẻ ra đời từ cuộc hôn nhân giữa họ với Công tử Bạc Liêu đều được đưa về Nhà Lớn để ra mắt họ hàng. 
Ba Huy còn có những mối tình để lại hậu quả, tức người phụ nữ có con với ông, nhưng vì không cưới hỏi chính thức, nên không được gia tộc Trần Trinh thừa nhận. Những giọt máu rơi ấy của Công tử Bạc Liêu không được bước chân về Nhà Lớn, không được ông bà Hội đồng Trạch nhận làm cháu nội. 
Một lần, sau khi cô đầm Marie và cậu con trai Richard bỏ về Pháp, Ba Huy cảm thấy hụt hẫng, nên cưỡi ngựa vô ruộng điền ở vùng Cổ Cò tiêu khiển. 
 
  Khi Ba Huy đang cỡi ngựa đi trên bờ đê, bất ngờ một ông tá điền đã lớn tuổi dẫn một đứa bé trai tới cúi chào Ba Huy: “Bẩm cậu Ba, con dẫn cháu ngoại con tới ra mắt cậu Ba”.  

 
Công tử Bạc Liêu hỏi ông già "thằng nhỏ con ai mà coi bộ mặt mày sáng sủa quá vậy". 
 
Ông già trả lời " Bẩm nó chính là con của cậu Ba". Ba Huy không chút bất ngờ trước lời nói của ông tá điền già, mà đưa tay lên bóp trán, như cố nhớ mình đã từng mây mưa với ai ở vùng này. 
 
Ông già nhắc giúp Ba Huy "cách đây 3 năm, cậu Ba đi cúng đình ở Cổ cò, cóghé nhà con ở mé sông Hòa Tú để nghỉ chân. Con gái con lên bưng trà dưng cậu, cậu thấy ưng ý nên nói, nếu con chịu cho con gái làm vợ lẽ cho cậu, thì cậu xóa hết nợ cho con, còn cho con thêm mấy trăm giạ lúa. 
 
Cậu ở với con gái còn chừng một tháng, rối không thấy cậu quay lại nữa. Sau đó con gái con có bầu và sanh ra thằng nhỏ nầy. 
 
Bấy giờ Ba Huy mới nhìn kỹ thằng nhỏ, rồi gật gù công nhận nó có nhiều nét giống mình. Sau đó Ba Huy cho xuất cả ngàn giạ lúa, biếu ông tá điền già và cho thằng bé thật nhiều tiền để mua quần aó, bánh kẹo. Chỉ có vậy thôi, Ba Huy sau đó không một lần quay lại thăm con, cũng không cho nó bén mảng tới cửa Nhà Lớn.
 

 Chuyện đời Công tử Bạc Liêu: Cậu bé chăn trâu trở thành đại điền chủ giàu nhất Nam Kỳ

Với cả một núi tài sản do ông Trần Trinh Trạch để lại ước tính tương đương trên 5 tấn vàng, Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy tha hồ hoang phí suốt cuộc đời. Đến khi ông lìa đời, khối tài sản ấy cũng vừa cạn. 

   Đến đời các con của Công tử Bạc Liêu, cái nghèo đã quay lại với gia tộc Trần Trinh. Tính ra từ lúc phát giàu đến khi khánh kiệt, gia tộc Trần Trinh trải qua chưa tới 3 đời, ít hơn cổ nhân đã đúc kết.

Công tử Bạc Liêu hết “linh”

Vào cuối thập niên 1960, Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy đã về sống hẳn ở Sài Gòn với cô vợ cuối cùng, nhỏ hơn ông 40 tuổi, có với ông 4 người con, cùng những mối tình “vắt vai” chợt đến rồi chợt đi. 



Chuyện về Công tử Bạc Liêu cũng nổi tiếng ở đất Sài Gòn không kém gì ở xứ Bạc Liêu hay vùng nông thôn miền Tây Nam Bộ. 
 
Cuộc đời của Ba Huy dành thời gian nhiều nhất cho 2 thứ: Rượu và gái. 



Các nhà hàng sang trọng bậc nhất ở Sài Gòn như Soái Kình Lâm, Rex, Caravell, Bát Đạt... đều quen mặt Ba Huy, xem ông như người nhà.

Sự giàu có, hào hoa, lịch lãm, chịu chơi... đã làm cho Công tử Bạc Liêu như có ma lực trong chốn tình trường, những bông hoa nào mới nhất, đẹp nhất ở những nơi ông hay lui tới đều phải dành cho ông. 



Thế nhưng, Ba Huy cũng có một lần thất bại, mà lại thất bại thảm hại, làm cho ông thất tình, suy sụp thật nhanh.

Một tối nọ, ông đến nhà hàng Soái Kình Lâm cùng vài người bạn để “giải sầu” bằng rượu Tây và nghe ca nhạc. 



Ba Huy chợt sững sờ trước ca sĩ trẻ T.T mới nổi, vừa ký hợp đồng phục vụ hàng đêm ở nhà hàng này. Đôi chân dài ẩn hiện trong chiếc váy ngắn, thân hình bốc lửa trong chiếc áo thun màu hồng bó sát và đặc biệt là đôi mắt long lanh, sâu thẳm như thôi miên Công tử Bạc Liêu. 



Cùng với sắc đẹp cháy bỏng ấy là giọng hát mượt mà trong các ca khúc lãng mạn buồn man mác của Lam Phương, Phạm Duy...

Lâu lắm rồi Ba Huy mới diện kiến một người con gái tài sắc vẹn toàn đến vậy, làm mê hồn người đàn ông đệ nhất đa tình Ba Huy. 



Ba Huy kêu người bồi bàn tới, dúi cho một nắm tiền và bảo: “Cậu nói với ca sĩ T.T có Công tử Bạc Liêu mời một ly rượu làm quen”. Thế nhưng, cô ca sĩ trẻ không mảy may đếm xỉa đến Công tử Bạc Liêu lừng danh đang dõi mắt về phía cô. 



Có thể cô ca sĩ trẻ kia chưa từng được nghe nói Công tử Bạc Liêu là ai, nên cô mới xúc xiểm như thế, Ba Huy tự an ủi.

Đêm sau, Công tử Bạc Liêu một mình đến nhà hàng, ông đưa một xấp tiền dày cho chủ nhà hàng, rồi bảo: “Ông nói rõ cho cô T.T biết Công tử Bạc Liêu là ai rồi "bo" cho cô ta tất cả số tiền này. Bảo là tôi mời cô ta đến bàn uống một ly làm quen”. 



Người chủ nhà hàng đã hết lòng thuyết phục, nên đêm đó, sau khi trình diễn, ca sĩ T.T đến gật đầu chào, uống với Công tử Bạc Liêu một ly rồi lẳng lặng ra đi, chỉ để lại cho Ba Huy một ánh mắt vô hồn.

Không chịu thua, ngày hôm sau, Ba Huy lại đến nhà hàng vào lúc trưa, nói với người chủ: “Đêm nay, tôi muốn bao nguyên nhà hàng của ông, chi phí bao nhiêu tôi trả đủ. Ông chỉ dọn một bàn thật sang với thức ăn ngon nhất cho một thực khách, còn trên sân khấu thì chỉ có ca sĩ T.T hát phục vụ”. 



Chủ nhà đăm chiêu trả lời: “Thưa công tử, doanh số của nhà hàng tôi một đêm đến 100 ngàn đồng lận...”. Công tử Bạc Liêu móc ngay 100 ngàn đồng (tương đương gần nửa ký vàng) ra đập xuống bàn.

Đêm ấy, Công tử Bạc Liêu một mình ngồi giữa nhà hàng rộng mênh mông vừa uống rượu vừa nghe T.T hát hết bản này đến bản khác. Cú chơi “không đụng hàng” này của Công tử Bạc Liêu một lần nữa làm chấn động giới ăn chơi Sài Gòn, tạo ra thêm một giai thoại về Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy. 



Hôm sau, nhiều tờ báo đồng loạt viết bài tường thuật giật gân về chuyện “một mình một nhà hàng” của Công tử Bạc Liêu. Có tờ báo lại vẽ biếm họa cảnh Công tử Bạc Liêu tay chống cằm nhìn như muốn rớt tròng mắt vào một nàng con gái sexy trên sân khấu. Kể cả cái đêm “độc quyền” ấy, cô ca sĩ T.T cũng chỉ ghé lại bàn uống với Ba Huy vài ly rượu rồi chia tay.

Suốt thời gian dài, người ta thấy bữa nào Ba Huy cũng đến nhà hàng Soái Kình Lâm và gửi tiền boa cho T.T, nhưng đáp lại chỉ là ly rượu xã giao cùng nụ cười bí hiểm, ngoài ra không có gì hơn. 



Là người từng bách chiến bách thắng trên tình trường, Ba Huy như càng bị cám dỗ, kích thích, lại lao vào như con thiêu thân, gửi tặng cô ca sĩ trẻ rất nhiều tiền của, nhưng cô vẫn một mực khước từ những “lời đề nghị khiếm nhã” của Công tử Bạc Liêu. 



Lần đầu tiên một người vang danh trong chốn tình trường như Ba Huy cảm thấy "lực bất tòng tâm", nhưng ông cũng bắt đầu nhận ra mình đã quá già, không còn sức hút đối với các cô gái trẻ, dù có vung ra bao nhiêu tiền đi nữa.

Suy tàn gia tộc Trần Trinh

Từ sau lần bị thất tình đó, sức khỏe của Ba Huy sút giảm thật nhanh. 



Chứng bệnh thận được phát hiện trước đó vài năm, giờ phát triển mạnh, liên tục hành hạ Ba Huy. “Đa tửu hại tâm, đa dâm hại thận”, sự đúc kết của ông bà xưa chỉ đúng một nửa ở Ba Huy, ông không bị mắc bệnh tim, trong khi chứng suy thận thì hành hạ ông suốt những năm tháng cuối đời.

Trong khi ấy, ở nơi trời Tây, vợ Ba Huy (bà chánh thất Ngô Thị Đen) cũng mắc bệnh hiểm nghèo – ung thư não. Bà được đưa sang Thụy Sĩ để chữa trị và mất ở đó đầu năm 1972.

Vợ chồng cô con gái Hai Lưỡng sống ở Paris đã rước mẹ về Pháp, tẩm liệm xong thuê máy bay Dakota chở thẳng về Sài Gòn, rồi đưa về Bạc Liêu quàn 3 ngày trước khi đưa đi chôn ở nghĩa trang Trần gia ở Cái Dầy, cách Bạc Liêu gần 10 cây số. Chôn cất vợ xong, Ba Huy quay lại Sài Gòn tiếp tục chữa trị chứng bệnh thận.

Trần Trinh Huy chủ yếu sống trong bệnh viện, ở bên ngoài những đứa con, cháu của ông tiếp tục ăn chơi vô độ, tàn phá gia sản của gia đình. 



Đầu năm 1973, sức khỏe của Công tử Bạc Liêu càng suy sụp nặng nề. Ba Huy từ giã cõi đời trong cô độc, dù ông có hàng chục bà vợ, hàng trăm cô nhân tình, 4-5 dòng con.

Theo lời trăng trối của Ba Huy, người nhà đã trang trí quan tài của ông màu trắng, cho lên xe song mã sơn trắng, được hai con ngựa trắng chạy một vòng quanh Sài Gòn – Chợ Lớn. 



Sau đó linh cữu được đưa sang xe tang trực chỉ miền Tây đưa Công tử Bạc Liêu về nơi ông đã ra đi, nơi đã để lại cho ông danh xưng “Công tử Bạc Liêu” bất hủ. 



Tại Bạc Liêu, quan tài chỉ được quàn ở Nhà Lớn vài giờ, xong đưa thẳng ra Trần gia chi mộ ở Cái Dầy, kết thúc cuộc đời một con người làm xôn xao giới ăn chơi Nam Kỳ hơn nửa thế kỷ.

Sau khi Công tử Bạc Liêu mất, chính quyền Sài Gòn đã quản lý Nhà Lớn của Trần Trinh Trạch. Lúc đầu dành cho các cố vấn Mỹ ở, sau làm tổng hành dinh của Sư đoàn 21 ngụy. 
Chính trong thời gian này, nội thất của ngôi nhà và nhiều đồ vật quý hiếm đã bị xâm hại, thất lạc. 



Sau ngày miền Nam giải phóng, dòng họ Trần còn lại một ít điền sản ở Cái Dầy, khoảng chục căn phố lầu ở Sài Gòn và vài ngôi nhà ở thị xã Bạc Liêu. Tất cả cũng chỉ đủ cho con cháu của gia tộc Trần Trinh tiêu xài thêm một thời gian nữa là hết.

Những người con của Công tử Bạc Liêu một số đã mất, một số định cư ở nước ngoài, chỉ còn vài ba người sống ở Việt Nam, tất cả đều nghèo khó, sống thầm lặng, ít người biết đến. 

 
Trong đó, chỉ duy nhất Trần Trinh Đức (Ba Đức) là về sống những năm cuối đời nơi quê cha đất tổ sau một thời gian sống bằng nghề chạy xe ôm khắp đó đây. 


Ông trở thành người con duy nhất của Công tử Bạc Liêu có đủ tư cách là người thừa kế cha mình hiện nay.

Ba Đức có hai người con trai, một của vợ trước, mang họ mẹ, đang sống nghèo khó đâu đó ở tỉnh Đồng Tháp, cả chục năm rồi ông không gặp lại; một đang sống không nhà ở Đồng Nai, nhiều năm rồi ông cũng không gặp.

Người cháu thừa kế chính thức của Công tử Bạc Liêu chính là đứa con gái của Ba Đức tên Trần Thị Phượng, đang cùng cha mẹ sống ở Bạc Liêu. Thế nhưng do bị tình phụ nên Trần Thị Phượng bị “điên”.



Núi vàng tiêu tan, kết cục bi đát của Công tử Bạc Liêu
 
Kết cục của câu chuyện ba đời dòng họ Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy sao mà quá bi đát, không ai có thể tưởng tượng nổi! (Theo Lao Động)
............................................
    

Mới đây, PV tìm đến chùa Chén Kiểu (xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) và được chiêm ngưỡng cặp giường này ngay trong chùa.
 
Ông Trần Văn Hai (62 tuổi), một người làm công quả sống cố cựu ở chùa, xác nhận, cặp giường này chính là của gia đình "Công tử Bạc Liêu" Trần Trinh Huy. Theo ông Hai, cặp giường được nhà chùa mua lại từ người khác vào khoảng năm 1950 - 1960.





Chiếc giường lạnh với những miếng đá lớn lót làm mặt nền.

Theo quan sát của PV, cặp giường có cấu trúc tương tự nhau, màu nâu đen, mỗi chiếc cao khoảng 2,5m, rộng gần 2m, nhưng có hoa văn trang trí khác nhau và điều đặc biệt ở cặp giường này là có một cái nóng và một cái lạnh. 

 
Theo ông Hai, ở phần mặt nền của chiếc giường nóng có 3 miếng gỗ giáng hương ghép lại được dùng để ngủ vào mùa mưa lạnh; còn chiếc giường lạnh có lót những miếng đá lớn nên dùng ngủ vào mùa hè nóng nực.
 
  Nói về giá trị của mỗi chiếc giường, ông Hai cho biết, thời đó nhà chùa mua lại chiếc giường lạnh khoảng 5.000 đồng, còn giường nóng khoảng 9.500 đồng. “Những năm 45, lúc đó lúa chỉ có bốn cắc năm một giạ nên giá trị của mỗi chiếc giường là rất lớn, chỉ có nhà giàu mới sở hữu những đồ vật như thế này”, ông Hai nói.





 

Trải qua thời gian, dù được lưu giữ cẩn thận nhưng hai chiếc giường cũng đã có dấu hiệu xuống cấp, hiện nhà chùa không cho khách lên ngồi, nằm thử khi đến tham quan nữa mà rào lại, chỉ cho phép chiêm ngưỡng.
 
  Ngoài cặp giường nóng lạnh, tại chùa còn giữ một chiếc bàn dài và một chiếc bàn tròn mà theo ông Hai cũng là của gia đình "Công tử Bạc Liêu". Ngay tại chiếc bàn tròn, nhà chùa cũng có treo hình 
"Công tử Bạc Liêu" Trần Trinh Huy.
 
  Ông Hai cho biết, mặt bàn dài là gỗ đỏ, chân gỗ bằng cẩm lai; còn mặt bàn tròn trên lót đá, chân bằng gỗ mun đen, hai chiếc bàn đều có cấu trúc, hoa văn đẹp mắt. Theo ông Hai, hai chiếc bàn được nhà chùa mua khoảng năm 1948, trong đó bàn dài có giá 4.000 đồng, còn bàn tròn khoảng 1.200 đồng.




Bàn tròn có mặt bàn làm bằng đá, có nhiều hoa văn độc đáo.

Những đồ vật này, theo ông Hai đã trải qua 3 đời trụ trì chùa. Vào những buổi lễ lớn hoặc ngày thường có nhiều người đến chùa tham quan, họ rất quan tâm chiêm ngưỡng khi biết đó là những đồ dùng của gia đình “Công tử Bạc Liêu” - một trong những gia đình giàu có bậc nhất ở Nam Kỳ lục tỉnh.

 
  Qua tìm hiểu một số tưu liệu, gia đình "Công tử Bạc Liêu" có một ngôi nhà gọi là Nhà Lầu ở điền Bàu Sàng (Vĩnh Lợi), đây là nơi gia đình Trần Trinh Huy dùng để điều hành công việc trong điền. 

 
Những năm 1945, do tình thế đất nước, gia đình Trần Trinh Huy cho người chở nhiều đồ dùng quý giá từ Nhà Lớn (Khách sạn Công tử Bạc Liêu ngày nay) như bàn thờ, tủ kiếng, sa-lông, bộ trường kỷ cẩm lại cẩn xà cừ, giường, tủ...vào cất giữ trong Nhà Lầu. Sau đó, Nhà Lầu bị tá điền cướp nhiều tài sản rồi bị đốt trụi. Những đồ vật nói ở trên là những đồ vật ở Nhà Lầu trước đây.
 
  Nói về nguồn gốc của những đồ vật đang được lưu giữ ở chùa Chén Kiểu, khi tiếp xúc với PV, ông Trần Trinh Đức (con trai "Công tử Bạc Liêu" Trần Trinh Huy) xác nhận, các đồ vật ở chùa Chén Kiểu đều là của cha ông ngày xưa.
    Theo Lao Động
 
Copyright © 2013 Chuyện xưa, tích cũ | Powered by Blogger